Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Cao Bằng (Trùng Khánh).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
100
Độ cao ghi nhận cao nhất
930
Thế giới
Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd+B1ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ở Việt Nam, hiện chỉ ghi nhận 1 quần thể tại Khu BTLSC Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) với khoảng 22 đàn với 107-136 cá thể (Trinh et al. 2016, Ma et al. 2019), số liệu gần đây ghi nhận 12 đàn với khoảng 80 cá thể (FFI 2022). Diện tích phạm vi phân bố (EOO) khoảng 87 km2. Loài này trước đây bị săn bắt làm thực phẩm và dược liệu. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm >80% trong 45 năm qua (tiêu chuẩn A2acd+B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Chỉ có một quần thể được biết đến bị giới hạn trong một khu rừng trên núi đá vôi (khoảng 2.500 ha) ở huyện Trùng Khánh, phía bắc tỉnh Cao Bằng, và khu vực rừng liền kề ở huyện Jingxi, Quảng Tây (Trung Quốc) với khoảng 22 đàn với 107-136 cá thể (Rawson et al., 2011, Chang-Yong Ma et al., 2019); 12 đàn với 80 cá thể (FFI, 2022). Các cuộc điều tra bổ sung ở Việt Nam, tại các địa điểm có ghi chép lịch sử, không ghi nhận lại quần thể nào khác và hiện nó được cho là đã bị tuyệt chủng trên hầu hết phạm vi phân bố trước đây, mặc dù có khả năng một số cá thể vẫn còn ở trong các vùng núi đá vôi cô lập không thể tiếp cận (Rawson et al., 2011). Sự thay đổi số lượng cá thể do áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Vượn cao vít sống trong rừng trên núi đá vôi ở độ cao 100-900 m (Rawson et al., 2011). Chúng dành hầu hết thời gian sống trên cây và rất hiếm khi xuống đất, sống thành đàn gồm 1 đực và 1-3 cái cùng với các con non, mỗi đàn có 4-9 cá thể, trung bình khoảng 6 cá thể (Fan et al. 2010, Trinh et al. 2016). Phạm vi vùng sống trung bình ước tính khoảng 130 ha (Fan et al. 2010).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi
Đặc điểm sinh sản
Vượn đen đông bắc sinh sản 2-3 năm một lần, thời gian mang thai từ 6-7 tháng, mỗi lần sinh một cá thể (Geissmann 1991, Rawson et al. 2011), trưởng thành sau khoảng 5 năm trong nuôi nhốt và 7-8 năm trong tự nhiên (Geissmann 1991). Tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm và có thể sống tới 50 năm trong môi trường nuôi nhốt, thời gian 1 thế hệ khoảng 15 năm (Weigl 2005).
Thức ăn
Chủ yếu là 58,0% quả, 16,9% lá, 14,4% chồi, 7% động vật, 3% hoa, 0,7% các loại khác (Fan et al. 2011).
Sử dụng và buôn bán
Loài này trước đây bị săn bắt làm thực phẩm và dược liệu (Rawson et al. 2020).
Mối đe dọa
Loài này trước đây bị săn bắt làm thực phẩm và dược liệu. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Sinh cảnh sống của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn loài.
Tài liệu tham khảo
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Geissmann T. (1991). Reassessment of age of sexual maturity in gibbon (Hylobates spp.). American Journal of Primatology, 23: 11-22
Fan P.F, Fei H.L., Scott M.B., Zhang W. & Ma C.Y. (2011). Habitat and food choice of the critically endangered Cao Vit gibbon (Nomascus nasutus) in China: Implications for conservation. Biological Conservation, 144: 2247-2254.
Fan P.F., Fei H, Xiang Z., Zhang W., Ma C. & Huang T. (2010). Social structure and group dynamics of the Cao Vit gibbon (Nomascus nasutus) in Bangliang, Jingxi, China. Folia Primatology, 81(5): 245-53.
Ma C.Y., Fei H.L., Huang T., Cui L.W & Fan P.F. (2014). Seasonal variation in diurnal diet and activity rhythm of Cao Vit gibbon (Nomascus nasutus) in Bangliang Nature Reserve, Guangxi, China. Acta Theriologica Sinica, 34 (2): 105-114.
Ma C.Y., Trinh D.H., Nguyen V.T., Le T.D., Le V.D., Le H.O., Yang J., Zhang Z.J. & Fan P.F. (2019). Transboundary conservation of the last remaining population of the Cao Vit gibbon Nomascus nasutus. Report 54: 776-783.
Rawson B.M., Insua-Cao P., Nguyen M.H., Van N.T., Hoang M.D., Mahood S., Geissmann T. & Roos C. (2011). The Conservation Status of Gibbons in Vietnam. Fauna and Flora International/Conservation International, Hanoi, Vietnam, 155 pp.
Rawson B.M., Roos C., Nguyen M.H., Bleisch W., Geissmann T. & Fan P.F. (2020). Nomascus nasutus. The IUCN Red List of Threatened Species: e. T41642A17969578. Accessed on 19 July 2022.
Weigl R. (2005). Longevity of Mammals in Captivity: From the Living Collections of the World, Kleine SenckenbergReihe 48. Stuttgart, E. Schweizerbart’sche Verlagsbuchhandlung, 214 pp.