Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Khánh Hoà (Hòn Bà), Ninh Thuận (Phước Bình, Ninh Sơn), Lâm Đồng (Bảo Lộc, Bidoup - Núi Bà), Đắk Lắk (Chư Yang Sin, Yok Đôn), Đắk Nông (Nam Nung, Tà Đùng), Bình Phước (Bù Gia Mập), Bình Thuận (Núi Ông), Đồng Nai (Đồng Nai, Cát Tiên) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
100
Độ cao ghi nhận cao nhất
2300
Thế giới
Lào, Campuchia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Vượn má vàng ghi nhận phân bố ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Loài này bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và nuôi làm cảnh; sinh cảnh sống bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và khai thác lâm sản. Kích cỡ quần thể ước tính đã suy giảm > 50% trong 45 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Ở Việt Nam, Vượn má vàng được ghi nhận từ sông Srêpôk và sông Ba ở các tỉnh Gia Lai và Phú Yên về phía Nam (Van Ngoc Thinh et al., 2010). VQG Cát Tiên ước tính có ít nhất 149 đàn và khoảng 500 cá thể (Rawson et al., 2011); VQG Bidoup - Núi Bà có 17-25 đàn (Van Ngoc Thinh et al., 2009; Rawson et al., 2011); VQG Bù Gia Mập có 88 đàn và ước lượng 124 đàn (Hoang Minh Duc et al., 2010); VQG Chư Yang Sin ghi nhận 28 đàn và ước tính có 166 nhóm (Vu Tien Thinh, et al., 2016); KBTTN Đồng Nai có 17 đàn (Nguyễn Hoàng Hảo và nnk., 2012); KBTTN Nam Nung có 21 đàn và ước tính có khoảng 33 đàn (Vũ Tiến Thịnh và Đồng Thanh Hải, 2016). Các quần thể nhỏ hơn cũng được tìm thấy ở KBTTN Tà Đùng có 6 đàn và ước lượng có 12 đàn (Hoang Minh Duc et al., 2010); VQG Phước Bình có 4 đàn (Rawson et al., 2011); VQG Yok Don có ít nhất 2 đàn (VQG Yok Don, 2015), A Yun Pa (Gia Lai) có 6 đàn (Trần Văn Bằng và Hoàng Minh Đức, 2015). Ngoài các khu bảo tồn, một số quần thể được ghi nhận tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông), Lâm trường Ninh Sơn (Ninh Thuận) (Rawson et al., 2011). Loài này cũng đã được xác nhận ở một số lâm trường quốc doanh nhưng không có điều tra chi tiết nào về quần thể được thực hiện (Rawson et al., 2011).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Vượn má vàng sống trong rừng thường xanh, nửa thường xanh hoặc rừng hỗn giao gỗ-tre nứa, ở độ cao tới trên 2.000 m. Phần lớn thời gian vượn sống trên cây và rất ít khi xuống đất, thường sống thành các đàn gồm 1 đực và 1 cái cùng với các con non. Phạm vi vùng sống dao động từ 14,2 đến 60,5 ha, trung bình khoảng 41 ha, có thể đến 100 ha trong rừng tre nứa ở Cát Tiên (Kenyon 2007).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi
Đặc điểm sinh sản
Vượn má vàng sinh sản trung bình khoảng 27 tháng một lần (Fan et al. 2021), thời gian mang thai từ 7-8 tháng, mỗi lần sinh một cá thể (Geissmann 1991, Rawson et al. 2011).Trưởng thành sau khoảng 5 năm trong nuôi nhốt và có thể 7-8 năm trong tự nhiên (Geissmann 1991). Tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm và có thể sống tới 50 năm trong môi trường nuôi nhốt, thời gian 1 thế hệ khoảng 15 năm (Weigl 2005).
Thức ăn
Thức ăn chủ yếu là trái cây (43,3%), tiếp theo là lá (38,4%), hoa (11,6%) và các bộ phận khác của cây (6,0%) (Bach et al. 2017, 2020).
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán làm sinh vật cảnh (Rawson et al. 2011, 2020).
Mối đe dọa
Vượn má vàng bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và nuôi làm cảnh. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiênvà khai thác lâm sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nhóm IB Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Quản lý khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn loài.
Tài liệu tham khảo
Bach T.H., Chen J., Hoang M.D., Beng K.C. & Nguyen V.T. (2017). Feeding behavior and activity budget of the southern yellow-cheeked crested gibbons (Nomascus gabriellae) in a lowland tropical forest. American Journal of Primatology, 79: e22667.
Bach T.H., Chen J., Tiwari A. & Hoang M.D. (2020). Ranging behavior of the southern yellow-cheeked gibbon (Nomascus gabriellae) in response to food resources and environmental variables. Vietnamese Journal of Primatology, 3(2): 1-22.
Barca B., Vincent C., Soeung K., Nuttall M. & Hobson K. (2016). Multi-female group in the Southernmost species of Nomascus: Field observations in eastern Cambodia reveal multiple breeding females in a single group of Southern Yellow-checked crested gibbon Nomascus gabriellae. Asian Primates Journal, 6(1): 15- 19.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Fan P.L, He X., Yang Y.H., Liu X.F., Zhang H.B., Yuan L., Chen W., Liu D.Z. & Fan P.F. (2021). Reproductive parameters of captive female Northern White-Cheeked (Nomascus leucogenys) and Yellow-Cheeked (Nomascus gabriellae) Gibbons. International Journal of Primatology, 16 pp.
Geissmann T. (1991). Reassessment of age of sexual maturity in gibbon (Hylobates spp.). American Journal of Primatology, 23: 11-22.
Kenyon M. (2007). The ecology of the golden-cheeked crested gibbon (Nomascus gabriellae) in Cat Tien National Park, Vietnam. PhD Thesis, Anatomy School, University of Cambridge, Cambridge.
Rawson B.M., Hoang M.D., Roos C., Van N.T. & Nguyen M.H. (2020). Nomascus gabriellae. The IUCN Red List of Threatened Species: e. T128073282A17968950. Accessed on 19 July 2022.
Rawson B.M., Insua-Cao P., Nguyen M.H., Van N.T., Hoang M.D. & Mahood S. (2011). The conservation status of gibbons in Vietnam. Fauna and Flora International / Conservation International, Hanoi, Vietnam, 155 pp.
Van N.T. & Craik R. (2009). A Rapid Survey of Yellow-Cheeked Crested Gibbon & Bird Species in Da Chais Commune, Bi Doup-Nui Ba National Park with a view to developing an ecotourism programme in the area. Technical report, 24pp.
Weigl R. (2005). Longevity of Mammals in Captivity: from the living collections of the World, Kleine SenckenbergReihe 48. Stuttgart, E. Schweizerbart’sche Verlagsbuchhandlung, 214 pp.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm