Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Điện Biên (Mường Nhé), Lào Cai (Hoàng Liên), Sơn La (Mường La, Pù Yên), Yên Bái (Mù Căng Chải), Hoà Bình (Hang Kia-Pà Cò), Phú Thọ (Xuân Sơn), Thanh Hoá (Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, Bến En), Nghệ An (Pù Hoạt, Pù Mát, Pù Huống), Hà Tĩnh (Vũ Quang, Anh Sơn) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
50
Độ cao ghi nhận cao nhất
1000
Thế giới
Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Voọc xám phân bố ở một số tỉnh miền núi Tây Bắc vào đến Hà Tĩnh. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do mất rừng và khai thác lâm sản; kích cỡ quần thể nhỏ, ước tính < 400 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể khoảng 80-100; Loài này cũng bị săn bắt và buôn bán làm thực phẩm, dược liệu; quần thể của loài ước tính đã suy giảm > 80% trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Ở Việt Nam, Voọc xám có phân bố ở các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Tuy nhiên, tình trạng săn bắt động vật hoang dã chưa được kiểm soát và mất rừng trên diện rộng trong các thập kỷ gần đây đã làm cho Voọc xám không còn tồn tại ở nhiều khu vực thuộc vùng phân bố trước đây của loài (Nadler et al., 2003; Nadler and Brockman, 2014). Hiện nay, có rất ít thông tin về Voọc xám trong tự nhiên ở Việt Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa) có thể là một trong số ít quần thể lớn nhất của loài này còn sót lại ở Việt Nam hiện nay với khoảng 100-200 cá thể (Nguyễn Đình Hải và nnk, 2020); KBTTN Pù Hu (Thanh Hóa) có khoảng 7-9 cá thể (Nguyễn Hải Hà và nnk, 2020); Khu BTTN Pù Hoạt (Nghệ An) ghi nhận 36 cá thể (Đồng Thanh Hải, 2021); VQG Pù Mát (Nghệ An) ghi nhận 4 đàn với tổng số khoảng 20 cá thể (CCD and SVW). Có ghi nhận tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải và KBTTN Mường La (Nadler and Brockman, 2014) từ năm 2010 không ghi nhận lại.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Hoạt động kiếm ăn ban ngày. Voọc xám thường sinh sống ở những khu rừng lá rộng thường xanh và rừng trên núi đá vôi, phân bố ở độ cao 50-1.000 m Có thể kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. (Yongcheng et al. 2021). Chúng dành phần lớn thời gian sống trên cây nhưng đôi khi cũng xuống đất, thích các tầng cao hơn (>20 m) khi nghỉ ngơi và các tầng thấp hơn khi di chuyển (Ma et al. 2020). Sống thành đàn từ 8-30 cá thể với (đôi khi tới 100 cá thể) nhiều đực và nhiều cái (Xiong et al. 2017).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi
Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản từ tháng 12 đến tháng 4. Thời gian mang thai trung bình là 205,3 ngày (Amy-Lu et al., 2010). Mỗi lứa đẻ một con, con non màu vàng nhạt. Con non bú sữa mẹ trong 18,3-21,4 tháng tùy thuộc vào quy mô nhóm, điều này làm tăng đáng kể cơ hội sống sót (Borries et al. 2008). Trưởng thành sau 5 năm đối với con cái và 3-4 năm đối với con đực (Borries et al. 2011). Tuổi thọ từ 20 đến 30 năm trong tự nhiên và 28,3 năm trong điều kiện nuôi nhốt, thời gian 1 thế hệ khoảng 10-12 năm (Weigl 2005).
Thức ăn
Lá cây, trái cây và hạt, hoa và thức ăn khác (Peng-Fei et al. 2014).
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt và buôn bán làm thực phẩm, và dược liệu (Yongcheng et al. 2021).
Mối đe dọa
Voọc xám bị săn bắt làm vật nuôi, làm thực phẩm và dùng trong y học cổ truyền. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất, khai thác gỗ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Quản lý khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn loài.
Tài liệu tham khảo
Amy L., Carola B., Nancy M.C., Jacinta C.B. (2010). Reproductive characteristics of wild female Phayre’s leaf monkeys. American Journal of Primatology, 72: 1073-1081.
Borries C., AmyLu L., Ossi K. & Koeniga A. (2008). Costs of group size. Lower developmental & reproductive rates in larger groups of leaf monkeys. Published by Oxford University Press on behalf of the International Society for Behavioral Ecology, 1187-1191.
Borries C., Lu A, Ossi-Lupo K, Larney E & Koenig A. (2011). Primate life histories and dietary adaptations: a comparison of Asian colobines and macaques. American Journal of Physical Anthropology, 144(2): 286-299.
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Ma, C. Xiong W.G., Yang L., Zhang L., Tomlin P.R., Chen W. & Fan P.F. (2020). Living in forests strata use by Indo-Chinese gray langurs (Trachypithecus crepusculus) and the effect of forest cover on Trachypithecus terrestriality. Zoological Research, 41(3): 1-8.
Yongcheng L., Nadler T. & Le Q.K. (2021). Trachypithecus crepusculus (amended version of 2020 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e. T136920A204397334. Accessed on 19 July 2022.