Rhinopithecus avunculus

Voọc mũi hếch

Suy giảm


Thông tin về hồ sơ loài

Tên việt nam

Voọc mũi hếch

Phân hạng bảo tồn

CR

Trích dẫn
Nguyễn Đình Duy, Trịnh Đình Hoàng, Nguyễn Vĩnh Thanh, Hà Thăng Long, 2023. Rhinopithecus avunculus. Danh lục Đỏ Việt Nam. MM14

Phân bố

Việt nam

Hà Giang (Khau Ca, Quản Bạ), Tuyên Quang (Na Hang, Chàm Chu) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

200

Độ cao ghi nhận cao nhất

1200

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Voọc mũi hếch là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Sinh cảnh sống bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do mất rừng và khai thác lâm sản; loài này cũng bị săn bắn để làm thực phẩm và dược liệu; kích cỡ các tiểu quần thể: ở Khau Ca khoảng 140-160 cá thể (Lê Khắc Quyết 2020), ở Quản Bạ khoảng 33-35 cá thể (Nguyễn Xuân Đặng & cs. 2019), ở Na Hang khoảng 20-26 cá thể (năm 2010), ở Chạm Chu khoảng 12 cá thể (Thạch Mai Hoàng 2011); kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 80% trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Voọc mũi hếch chỉ phân bố giới hạn ở một số khu vực ở đông bắc Việt Nam, phía đông sông Hồng (Nadler et al., 2003; Le Khac Quyet and Covert, 2010). Khu vực phân bố của loài đã bị thu hẹp đáng kể trong những thập kỷ gần đây do nạn phá rừng ồ ạt và săn bắn ráo riết (Nadler et al., 2003). Loài này hiện chỉ được biết đến từ các khoảnh rừng nhỏ ở các tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang (Le Khac Quyet and Covert, 2010).Hiện tại, Voọc mũi hếch được ghi nhận tại các vực: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang và KBTTN Cham Chu (Tuyên Quang), Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca và rừng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Các quần thể ở Na Hang và Cham Chu bị lo ngại vì kích thước quần thể quá nhỏ: <25 cá thể ở Na Hang và 12 cá thể ở Cham Chu. Cả hai khu vực được cho là chịu tác động của mối đe doạ do săn bắn bất hợp pháp (Thach Mai Hoang, 2011).Quần thể ở Khau Ca với khoảng 140-160 cá thể và đã gia tăng đều đặn trong vòng 10 năm qua. Mặc dù được bảo vệ tốt, các mối đe doạ liên tục tại Khau Ca bao gồm khai thác gỗ bất hợp pháp, chăn thả gia súc và săn bắt động vật (mặc dù không có những bằng chứng hiện tại về việc săn bắt Voọc mũi hếch). Mối đe doạ bổ sung đối với quần thể này là mức độ đa dạng gen ty thể cực kỳ thấp (Ang et al., 2016). Các cuộc điều tra gần đây ở Quản Bạ cho thấy quần thể này chỉ có khoảng 15-21 cá thể (Nguyen Van Truong et al., 2016) đã tăng lên 33-35 cá thể (Nguyen Xuan Dang, et al., 2019). Có báo cáo rằng hoạt động canh tác Thảo quả được mở rộng bên trong rừng ở khu vực này và đã có tác động quan trọng đến chất lượng rừng. Ngoài ra, hoạt động săn bắt động vật hiện còn phổ biến trong khu vực.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Voọc mũi hếch chỉ phân bố giới hạn ở một số khu vực ở đông bắc Việt Nam, phía đông sông Hồng (Nadler et al., 2003; Le Khac Quyet and Covert, 2010). Khu vực phân bố của loài đã bị thu hẹp đáng kể trong những thập kỷ gần đây do nạn phá rừng ồ ạt và săn bắn ráo riết (Nadler et al., 2003). Loài này hiện chỉ được biết đến từ các khoảnh rừng nhỏ ở các tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang (Le Khac Quyet and Covert, 2010).Hiện tại, Voọc mũi hếch được ghi nhận tại các vực: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang và KBTTN Cham Chu (Tuyên Quang), Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca và rừng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Các quần thể ở Na Hang và Cham Chu bị lo ngại vì kích thước quần thể quá nhỏ: <25 cá thể ở Na Hang và 12 cá thể ở Cham Chu. Cả hai khu vực được cho là chịu tác động của mối đe doạ do săn bắn bất hợp pháp (Thach Mai Hoang, 2011).Quần thể ở Khau Ca với khoảng 140-160 cá thể và đã gia tăng đều đặn trong vòng 10 năm qua. Mặc dù được bảo vệ tốt, các mối đe doạ liên tục tại Khau Ca bao gồm khai thác gỗ bất hợp pháp, chăn thả gia súc và săn bắt động vật (mặc dù không có những bằng chứng hiện tại về việc săn bắt Voọc mũi hếch). Mối đe doạ bổ sung đối với quần thể này là mức độ đa dạng gen ty thể cực kỳ thấp (Ang et al., 2016). Các cuộc điều tra gần đây ở Quản Bạ cho thấy quần thể này chỉ có khoảng 15-21 cá thể (Nguyen Van Truong et al., 2016) đã tăng lên 33-35 cá thể (Nguyen Xuan Dang, et al., 2019). Có báo cáo rằng hoạt động canh tác Thảo quả được mở rộng bên trong rừng ở khu vực này và đã có tác động quan trọng đến chất lượng rừng. Ngoài ra, hoạt động săn bắt động vật hiện còn phổ biến trong khu vực.

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi

Đặc điểm sinh sản

Thời gian mang thai khoảng 200 ngày, con cái sinh 1 hoặc 2 con vào mùa xuân hoặc mùa hè. Con đực trưởng thành vào khoảng 7 tuổi và con cái vào khoảng 4 tuổi (Dong et al. 2011).

Thức ăn

Thức ăn chủ yếu là lá non (38%), quả chưa chín (47%), quả chín và hạt (15%) (Boonratana & Le 1998).

Sử dụng và buôn bán

Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm và dược liệu (Le et al. 2020).

Mối đe dọa

Voọc mũi hếch bị săn bắt làm thực phẩm và dược liệu. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nhóm Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Đã có kế hoạch hành động bảo tồn loài năm 2006.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn loài.

Tài liệu tham khảo

Boonratana R. & Le X.C. (1998). Conservation of Tonkin snub-nosed monkeys in Vietnam. The Natural of the Doucs and Snub-nosed Monkeys. Developments in Primatology: Progress and Prospects, 315-322.
Dong T.H. (2011). Ecology behavior and conservation of the Tonkin Monkey in Vietnam. A thesis submitted for the degree of Doctor of Philosophy of the Australian National University.
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Le K.Q. (2014). Positional behavior and support use of the Tonkin snub-nosed monkeys (Rhinopithecus avunculus) in Khau Ca Forest, Ha Giang Province, Vietnam. Doctor thesis. University of Colorado.
Le K.Q. & Covert H. (2010). Another population of the Tonkin snub-nosed monkey (Rhinopithescus avunculus) discoverred in Ha Giang province, Vietnam. Vietnamese Journal of Primatology, 4: 19-25.
Le K.Q., Rawson B.M., Hoang D., Nadler T., Covert H. & Ang A. (2020). Rhinopithecus avunculus. The IUCN Red List of Threatened Species:. IUCN.UK.2020-2. RLTS. T19594A17944213.en. Accessed on 19 July 2022.
Nguyen Xuan Dang, Nguyen Xuan Nghia & Pham Van The (2019). The tonkin snub-nosed monkey Rhinopithecus avunculus population in the Quan Ba forest, north-east Vietnam: an identification of priority habitat for conservation. Academia Journal of Biology, 41(3): 47-54.
Thach Mai Hoang (2011). Primate survey prioritizing Tonkin Snub-nosed Monkey (Rhinopithecus avunculus) and Francois’ Langur (Trachipythecus francoisi) in Na Hang Nature Reserve, Tuyen Quang Province. People Resources and Conservation Foundation, Hanoi, Vietnam.

Dữ liệu bên ngoài