Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Gia Lai (Chư Prông), Đắk Lắk (Yôk Đôn, Chư Yang Sin), Đắk Nông (Tà Đùng), Lâm Đồng (Bidoup - Núi Bà), Ninh Thuận (Phước Bình, Núi Chúa), Bình Thuận (TaKou, Núi Ông, Hàm Thuận Nam), Khánh Hòa (Hòn Bà, Ninh Hòa), Bình Phước (Bù Gia Mập), Tây Ninh (Lò Gò - Xa Mát), Đồng Nai (Cát Tiên, VH Đồng Nai, Chứa Chan, Tân Phú) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
10
Độ cao ghi nhận cao nhất
2000
Thế giới
Campuchia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Chà vá chân đen phân bố ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do mất rừng và khai thác lâm sản; loài này cũng bị săn bắt làm cảnh, thực phẩm và dược liệu; kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 50% trong 40 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Ở miền Nam Việt Nam, loài này phân bố rải rác từ huyện Chư Prông (13°30'N, tỉnh Gia Lai) ở phía bắc đến KBTTN Tà Kou (10°48'N, tỉnh Bình Thuận) ở phía Nam (Bett et al., 2012). Các quần thể lớn nhất xuất hiện ở VQG Bù Gia Mập (Bình Phước) với ước tính khoảng 1.789 cá thể (Hoang Minh Duc et al., 2021); VQG Núi Chúa (Ninh Thuận) có quần thể Chà vá chân đen lớn, với khoảng 470 cá thể (Hoang Minh Duc, 2009); VQG Phước Bình (Ninh Thuận) có ít nhất 163 cá thể (Hoang Minh Duc, 2009); huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 109 cá thể (Hoàng Quốc Huy và nnk, 2020); Bán đảo Hòn Hèo (Khánh Hòa) có khoảng 105 cá thể (Nguyễn Thị Lệ Quyên, 2010); Vườn Quốc gia Cát Tiên ghi nhận khoảng 109 cá thể (Phan Duy Thức và nnk., 2005) và Khu bảo tồn thiên nhiên Takou có khoảng 64 cá thể (Hoàng Minh Đức và nnk., 2010).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các khu rừng thường xanh và nửa thường xanh ở độ cao đến hơn 2.000 m. Loài này hoạt động ban ngày, dành phần lớn thời gian sống trên cây nhưng đôi khi cũng xuống đất, mỗi đàn khoảng 1 - 15 cá thể, có khi đến 50 cá thể, số con cái thường nhiều gấp đôi con đực (Hoang 2009).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi
Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 6, thời gian mang thai từ 180 - 200 ngày, mỗi lần sinh một cá thể, hiếm khi hai. Trưởng thành sau 4 năm đối với con cái và sau 4-5 năm đối với con đực. Tuổi thọ trung bình từ 20 - 25 năm, thời gian 1 thế hệ khoảng 10-12 năm (Gron 2009).
Thức ăn
Thức ăn chủ yếu là lá cây (54,6%), quả và hạt (29,34%), hoa (14,56%) và các thành phần khác (1,51%) (Hoang 2009).
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm, làm dược liệu, buôn bán làm cảnh (Beyle et al. 2014, Hoang Minh Duc et al. 2021).
Mối đe dọa
Chà vá chân đen bị săn bắt làm vật nuôi, làm thực phẩm và dược liệu. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất, khai thác gỗ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế. Tuyên truyền về bảo tồn loài.
Tài liệu tham khảo
Bett N.N. & Blair M.E. (2012). Ecological Niche Conservatism in Doucs (Genus Pygathrix). International Journal of Primatology, 33: 972-988.
Beyle J., Nguyen Van Quan, Hendrie D. & Nadler T. (2014). Primates in the illegal wildlife trade in Vietnam. In: Nadler T. & Brockman D. (ed.), Primates of Vietnam, pp. 43-50. Endangered Primate Rescue Center, Cuc Phuong National Park, Vietnam.
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Gron K.J. (2009). Primate Factsheets: Douc langur (Pygathrix) Taxonomy, Morphology and Ecology. Http://pin.primate.wisc.edu/factsheets/entry/douc langur/taxon.
Hoang M. D., Baxter G.S. & Page M.J. (2009). Diet of Pygathrix nigripes in Southern Vietnam. International Journal of Primatology, 30: 15-28.
Hoang M.D., Baxter G.S. & Page M.J. (2011). Preliminary results on food selection of the black-shanked douc (Pygathrix nigripes) in Southern Vietnam. Vietnamese Journal of Primatology, 5: 29-39.
Hoang M.D., Le K.Q., Rawson B.M., O’Brien J. & Covert H. (2021). Pygathrix nigripes (amended version of 2020 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e. T39828A196138291. Accessed on 19 July 2022.
Hoàng Quốc Huy, Trần Hữu Vỹ, Nguyễn Ái Tâm & Hà Thăng Long (2020). Đặc điểm quần thể và tập tính loài chà vá chân đen tại khu vực Ninh Vân Bay, Khánh Hòa. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam lần thứ 4: 223-231.
Nguyễn Thành Trung & Hoàng Minh Đức (2015). Khảo sát khả năng di chuyển và vùng sống của loài chà vá chân đen Pygathrix nigripes tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kou, tỉnh Bình Thuận. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 6 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội: 1773-1777.
Tran V.D., Vu T.T., Tran Q.B., Nguyen D.M., Vu T.P., Tran H.T., Nguyen T.H., Pham V.T. & Nguyen T.C. (2020). Modelling the change in the distribution of the black-shanked douc, Pygathrix nigripes. Raffles Bulletin of Zoology, 68: 769-778.