Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Lai Châu (Phìn Hồ), Sơn La (Xuân Nha, Phù Yên, Mộc Châu, Sốp Cộp), Hà Giang (Đồng Văn,Tây Côn Lĩnh, Khau Ca, Du Già), Lào Cai (Hoàng Liên, Văn Bàn), Yên Bái (Mù Cang Chải), Hòa Bình (Hang Kia - Pà Cò), Phú Thọ (Xuân Sơn), Cao Bằng (Trùng Khánh), Tuyên Quang (Na Hang, Chiêm Hoá), Bắc Kạn (Nam Xuân Lạc, Ba Bể, Kim Hỷ), Thái Nguyên (Thần Sa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lạng Sơn (Hữu Liên), Bắc Giang, Hà Nội (Hương Sơn), Ninh Bình (Cúc Phương), Hải Dương (Chí Linh), Hải Phòng ( Cát Bà), Quảng Ninh (Bái Tử Long), Thanh Hoá (Pù Hu, Xuân Liên, Pù Luông), Nghệ An (Pù Huống, Pù Hoạt), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng, Bố Trạch, Minh Hoá, Quảng Ninh, Động Châu - Khe Nước Trong), Quảng Trị (Bắc Hướng Hoá, Đắk Rông), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã, KBT Sao La), Quảng Nam (Sông Thanh), Quảng Ngãi (Ba Tơ), Kon Tum (Sa Thầy, Chư Mon Ray, Kon Plông), Gia Lai (Kon Ka Kinh, Kon Chư Răng), Đắk Lắk (Ea Sô), Lâm Đồng (Bidoup - Núi Bà) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
1200
Thế giới
Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2d
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Trước đây loài này còn gặp phổ biến ở các khu rừng ở các tỉnh phía Bắc tới Tây Nguyên. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do mất rừng và khai thác lâm sản. Loài này cũng bị săn bắt quá mức làm thực phẩm, dược liệu và nuôi làm cảnh; ước tính quần thể đã bị suy giảm > 30% trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2d).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Loài Khỉ vàng phân bố rộng, được cho là có quần thể lớn, thích nghi được nhiều môi trường sống khác nhau. Việc săn bắt loài này ở Việt Nam đã làm suy giảm nghiêm trọng các quần thể mặc dù nó vẫn còn phổ biến. Khỉ vàng được ghi nhận phân bố tại nhiều khu vực ở niềm Bắc và Bắc miền Trung Việt Nam, nhưng thực tế ghi nhận cho thấy loài này có số lượng và mật độ phân bố thấp, ngay cả trong các khu vực được bảo vệ và có sinh cảnh thích hợp. Tại KBT Sao La (Thừa Thiên – Huế), 1 đàn Khỉ vàng với 7 cá thể được ghi nhận và ước tính có 10-12 cá thể (Nguyễn Văn Minh, 2018); tại KBTTN Đakrông (Quảng Trị), 1 đàn Khỉ vàng với 5 cá thể được ghi nhận và ước tính có khoảng 7-10 cá thể (Nguyễn Văn Minh và nnk, 2018); tại KBTTN Xuân Liên (Thanh Hóa), 22 lần gặp các đàn Khỉ vàng trong 5 năm (2010-2014), mỗi đàn có số lượng từ 7-20 cá thể, thông thường 15-20 cá thể, trung bình 12,9 cá thể/đàn, tần xuất bắt gặp của Khỉ vàng ở KBTTN Xuân Liên là 0,0625 đàn/km (Nguyễn Xuân Nghĩa và nnk, 2018); tại KBTTN Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị), 9 đàn Khỉ vàng được ghi nhận với tần xuất bắt gặp là 0,1586 đàn/km (Thái Văn Thành và nnk, 2018); tại VQG Cát Bà (Hải Phòng), 11 đàn với 222 cá thể Khỉ vàng được ghi nhận, trung bình mỗi đàn 20 cá thể, tần suất bắt gặp trung bình là 0,11 đàn/km (Tran Van Dung et al., 2019); tại VQG Vũ Quang (Hà Tĩnh), 11 đàn Khỉ vàng với ít nhất 91 cá thể được ghi nhận, và ước tính khoảng 120 cá thể (Nguyễn Hải Hà và nnk., 2019); tại KBTTN Pù Hu (Thanh Hóa), 2 đàn với 7 cá thể được ghi nhận, và ước tính có khoảng 12 cá thể (Nguyễn Hải Hà và nnk., 2020); Có sự xuất hiện của con “lai” giữa khỉ vàng và khỉ đuôi dài tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Khỉ vàng hoạt động ban ngày trong các khu rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng khô, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng ngập nước, rừng thông, cây bụi. Cấu trúc đàn trung bình là ba cái trên một đực, kích thước đàn trung bình là 32-75 cá thể (Fooden 2000).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi
Đặc điểm sinh sản
Thời gian sống khoảng 26 năm, thời gian 1 thế hệ khoảng 12 năm, khả năng sinh sản tương đối thấp, mỗi lần sinh một con. Thời gian mang thai là 165 ngày và thành thục sinh dục ở 3-5 tuổi ở con cái và 4-6 tuổi ở con đực (Lewis & Prongay 2015).
Thức ăn
Thức ăn chủ yếu là quả, hạt, lá, nõn cây, cỏ, một số bộ phận khác của cây và một số động vật không xương sống, đôi khi ăn trứng chim và cá (Fooden 2000).
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm, làm dược liệu, buôn bán làm cảnh và thí nghiệm (Singh et al. 2020, Aldrich et al. 2021).
Mối đe dọa
Khỉ vàng bị săn bắt làm vật nuôi, làm thực phẩm và dược liệu. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất, khai thác gỗ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Khỉ vàng bị săn bắt làm vật nuôi, làm thực phẩm và dược liệu. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất, khai thác gỗ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Aldrich B.C. & Neale D. (2021). Pet Macaques in Vietnam: An NGO’s Perspective. Animals 2021, 11: 60.
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Fooden J. (2000). Systematic review of the rhesus macaque, Macaca mulatta (Zimmermann, 1780). Fieldiana: Zoology, 96: 1-192.
Imam E. & Ahma A. (2013). Population status of Rhesus monkey (Macaca mulatta) and their menace A threat for future conservation. International Journal of Environmental Sciences, 3(4): 1279-1289.
Lewis A. & Prongay K. (2015). Basic physiology of Macaca mulatta. The Nonhuman Primate in Nonclinical Drug Development and Safety Assessment.
Singh M., Kumar A. & Kumara H.N. (2020). Macaca mulatta. The IUCN Red List of Threatened Species: e. T12554A17950825. Accessed on 19 July 2022.