Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lai Châu (Phìn Hồ), Lào Cai (Văn Bàn, Hoàng Liên), Sơn La (Phù Yên, Mộc Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Mường La), Yên Bái (Mù Cang Chải), Phú Thọ (Xuân Sơn), Hà Giang (Du Già, Khau Ca, Đồng Văn, Tây Côn Lĩnh), Thái Nguyên (Thần Sa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Cao Bằng (Trùng Khánh), Bắc Kạn ( Kim Hỷ), Lạng Sơn (Hữu Liên), Hà Nội (Hương Sơn), Ninh Bình (Yên Mô, Vân Long, Cúc Phương), Hà Nam (Kim Bảng), Hoà Bình (Hang Kia-Pà Cò, Ngọc Sơn Ngổ Luông), Thanh Hoá ( Pù Hu, Xuân Liên, Pù Luông), Nghệ An (Pù Hoạt, Pù Huống), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng), Quảng Trị (Bắc Hướng Hóa) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
50
Độ cao ghi nhận cao nhất
1300
Thế giới
Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Myanmar, Lào, Thái Lan.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Trước đây, loài này gặp phổ biến ở các khu rừng thuộc các tỉnh Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do mất rừng, khai thác lâm sản. Loài này cũng bị săn bắt quá mức làm thực phẩm, dược liệu và nuôi làm cảnh; ước tính quần thể đã bị suy giảm > 30% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Do áp lực săn bắt, Khỉ mốc ở Việt Nam hiện nay ít gặp. Không có thông tin chính xác về số lượng và tình trạng của loài này (R. Timmins pers. Comm). Số lượng của loài này hiện còn tồn tại trong các khu rừng được bảo vệ ở mức thấp. Có rất ít số liệu về hiện trạng quần thể của loài được biết đến. Tại KBTTN Xuân Liên (Thanh Hóa), 10 lần gặp các đàn Khỉ mốc trong 5 năm (2010-2014), số cá thể của mỗi đàn Khỉ mốc dao động từ 9-20 cá thể, thường từ 10-15 cá thể, trung bình 13,4 cá thể/đàn, tần suất bắt gặp là 0,03125 đàn/km (Nguyễn Xuân Nghĩa và nnk, 2018); tại VQG Vũ Quang (Hà Tĩnh), 4 đàn Khỉ mốc với 53 cá thể được ghi nhận và ước tính có khoảng 80 cá thể (Nguyễn Hải Hà và nnk, 2019); tại Khu BTTN Pù Hu (Thanh Hóa), 2 đàn Khỉ mốc với 22 cá thể được ghi nhận và ước tính khoảng 25 cá thể (Nguyễn Hải Hà và nnk, 2020). Khỉ mốc đã bị suy giảm số lượng đáng kể trong những năm qua và vẫn đang tiếp tục giảm trong tương lai do bị đe dọa từ nhiều hoạt động không bền vững (Aldrich and Neale, 2021).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Khỉ mốc hoạt động chủ yếu vào ban ngày, thường leo trèo và có nhiều lúc đi trên mặt đất, ngủ trên cây và hốc đá. Sống trong rừng trên núi đá, núi đất, rừng ẩm thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa (Timmins et al. 2013). Sống theo bầy đàn, quy mô đàn có thể từ 5-7 cá thể hoặc đến > 20 cá thể.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi
Đặc điểm sinh sản
Tuổi thọ khoảng 30 năm, thời gian 1 thế hệ khoảng 10-12 năm (Molur et al. 2003, Fürtbauer et al. 2010). Mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7, mang thai 5,5 tháng.
Thức ăn
Quả, lá non, côn trùng, thằn lằn và một số động vật nhỏ (Zhou et al. 2011, Huang et al. 2015).
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm, làm dược liệu cổ truyền, buôn bán làm vật nuôi và thí nghiệm (Boonratana et al. 2020, Aldrich et al. 2021).
Mối đe dọa
Khỉ mốc bị săn bắt làm vật nuôi, làm thực phẩm và dược liêu. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng, khai thác gỗ và lâm sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục II CITES, Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Aldrich B.C. & Neale D. (2021). Pet Macaques in Vietnam: An NGO’s Perspective. Animals, 11: 60.
Boonratana R., Chalise M., Htun S. & Timmins R.J. (2020). Macaca assamensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T12549A17950189. Accessed on 19 July 2022.
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Huang Z., Huang C., Tang C., Huang L., Tang H., Ma G. & Zhou Q. (2015). Dietary adaptations of Assamese macaques (Macaca assamensis) in limestone forests in Southwest China. American Journal of Primatology, DOI: 10.1002/ajp.22320
Fürtbauer I., Oliver Schülke, Michael Heistermann, Julia Ostner (2010). Reproductive and Life History Parameters of wild Macaca assamensis. International Journal of Primatology, 31: 501-517.
Zhou Q., Wei H., Huang Z. & Huang C. (2011). Diet of the Assamese macaque Macaca assamensis in limestone habitats of Nonggang, China. Current Zoology, 57(1): 18-25.
Zhou Q., Wei H., Huang Z., Krzton A. & Huang C. (2014). Ranging behavior and habitat use of the Assamese macaque (Macaca assamensis) in limestone habitats of Nonggang, China. Mammalia, 78(2): 171-176.