Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Loài Cu li nhỏ trước đây được xếp ở giống Nycticebus, tuy nhiên, Nekaris & Nijman (2022) chuyển loài này sang giống Xanthonycticebus. Loài Cu li miền bắc Nycticebus intermedius Dao, 1960 trước đây được coi là synonym của N. pygmaeus nhưng Blair et al. (2023) đã khôi phục là tên loài có hiệu lực, ghi nhận phân bố ở các tỉnh miền Bắc vào đến đèo Hải Vân. Loài Cu li nhỏ Xanthonycticebus pygmaeus hiện ghi nhận phân bố từ đèo Hải Vân vào đến các tỉnh miền Nam.
Phân bố
Việt nam
Đà Nẵng (Sơn Trà, Nam Hải Vân), Quảng Nam (Sông Thanh, Nông Sơn), Quảng Ngãi, Kom Tum (Ngọc Linh, Chư Mon Ray, Kon Plông), Gia Lai (Kon Cha Rang, Kon Ka Kinh), Đắk Lắk (Yôk Đôn, Chư Yang Sin, Nam Ca, Ea Sô), Lâm Đồng (Bi Doup-Núi Bà), Bình Định, Ninh Thuận (Phước Bình), Bình Thuận (Tà Kou), Đồng Nai (Vĩnh Cửu, Cát Tiên), Tây Ninh (Lò Gò-Xa Mát), Bà Rịa - Vũng Tàu (Bình Châu-Phước Bửu).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
10
Độ cao ghi nhận cao nhất
1500
Thế giới
Lào, Campuchia (Blair et al. 2023).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cu li nhỏ được ghi nhận phân bố rộng ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, từ đèo Hải Vân vào đến thành phố Hồ Chí Minh (ở phần phía đông sông Mê Kông), tuy nhiên rất hiếm gặp. Quần thể loài này ước tính đã suy giảm > 50% trong khoảng 30 năm qua do bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh và dược liệu; sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, khai thác lâm sản (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Các quần thể bị suy giảm nghiêm trọng và đã biến mất khỏi nhiều khu vực (Fitch-Snyder and Vu, 2002; Streicher, 2004). Năm 2002, tại Vườn Quốc gia Bến En, chỉ có 8 cá thể được ghi nhận trong 10 chuyến điều tra ban đêm bởi bốn nhóm, mỗi nhóm đi vài km mỗi đêm (Fitch-Snyder and Vu, 2002). Chỉ 01 cá thể được ghi nhận tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Nguyen Xuan Dang et al., 2012). Loài này cũng đã được ghi nhận với số lượng rất hạn chế (13 cá thể) ở Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Vĩnh Cửu, Đồng Nai (Kenyon et al., 2014). Khu BTTN Bắc Hướng Hóa ghi nhận 1 cá thể (Thái Văn Thành và nnk, 2018); VQG Vũ Quang ghi nhận 5 cá thể và ước tính có khoảng 10 cá thể (Nguyễn Hải Hà và nnk, 2019); Khu BTTN Pù Hu ghi nhận 1 cá thể và ước tính có 2-3 cá thể (Nguyễn Hải Hà và nnk, 2020); Khu BTTN Xuân Liên ghi nhận 8 cá thể (thông tin bởi TS. Nguyễn Mạnh Hà, 2021). Đời sống hoạt động chủ yếu vào ban đêm đã dẫn đến rất ít thông tin về tình trạng và phân bố của loài được biết đến. Mặc dù tình trạng quần thể của loài chưa được biết rõ nhưng quan sát chung trong hầu hết các khu vực phân bố thì số lượng cá thể của loài đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các hoạt động săn bắt của của người dân được ghi nhận diễn ra ở nhiều nơi, cùng với đó, nhiều khu vực phân bố bị chuyển đổi thành rừng trồng làm mất sinh cảnh sống.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng thứ sinh, rừng tre nứa, trảng cây bụi. Loài này hoạt động ban đêm và kiếm ăn một mình hoặc theo nhóm tối đa 4 cá thể (Starr & Nekaris 2013).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp
Đặc điểm sinh sản
Tuổi thọ khoảng 20 năm. Con cái sinh sản 12-18 tháng một lần, thời gian mang thai 6 tháng và thường sinh 1 con, hiếm khi 2 con. Chúng đạt đến độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục vào khoảng 20 tháng (Fitch-Snyder & Schulze 2001).
Thức ăn
Nhựa cây và côn trùng. Starr & Nekaris (2013) ghi nhận loài này ăn nhựa cây, trái cây, động vật chân đốt, hoa, nấm, bộ phận của cây tre và bò sát.
Sử dụng và buôn bán
Cu li nhỏ bị khai thác để làm dược liệu và buôn bán để làm sinh vật cảnh (Nekaris & Nijman 2007).
Mối đe dọa
Cu li nhỏ bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và nuôi làm cảnh. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất, khai thác lâm sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố tự nhiên của loài; kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế; tuyên truyền nhằm giảm thiểu tác động đến sinh cảnh sống và quần thể của loài.
Tài liệu tham khảo
Blair M.E., Cao G.T.H., López-Nandam E.H., Veronese-Paniagua D.A., Birchette M.G., Kenyon M., Md-Zain B.M., Munds R.A., Nekaris K.A.I., Nijman V., Roos C., Hoang M.T., Sterling E.J. & Le D.M. (2023). Molecular phylogenetic relationships and unveiling novel genetic diversity among Slow and Pygmy Lorises, including resurrection of Xanthonycticebus intermedius. Genes, 14, 643: 1-26.
Blair M.E, Nadler T., Ni O., Samun E., Streicher U. & Nekaris K.A.I. (2021). Nycticebus pygmaeus (amended version of 2020 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T14941A198267330. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS. T14941A198267330.en. Accessed on 10 March 2023.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Fitch-Snyder, H. & Schulze. H. (2001). A Husbandary Manual for Asian Lorisines. San Diego, USA: Center for Reproduction of Endangered Species (CRES). Accessed October 28, 2021 at http://www.loris-conservation.org/database/captive care/manual.
Ftich-Snyder (2020). Husbandary and Reproductive Management Recommendations for Captive Lorises and Pottos (Nycticebus, Loris and Perodicticus). Edited by Nekaris K.A.I., Oxford Brookes University, Anne M. Burrows, Duquesne University, Pittsburgh: 263-275
Kenyon M., Streicher U., Loung H., Tran T., Tran M., Vo, B. & Cronin A. (2014). Survival of reintroduced pygmy slow loris Nycticebus pygmaeus in South Vietnam. Endangered Species Research, 25: 185-195.
Nekaris K.A.I. & Nijman V. (2022). A new genus name for pygmy lorises, Xanthonycticebus gen. nov. (Mammalia, primates). Zoosystematics and Evolution, 98(1): 87-92.
Starr C. & Nekaris K. (2013). Obligate Exudativory Characterizes the Diet of the Pygmy Slow Loris Nycticebus pygmaeus. American Journal of Primatology, 9999: 1-8
Streicher U. (2004). Aspects of the ecology and conservation of the pygmy loris Nycticebus pygmaeus in Vietnam. Inaugural-Dissertation, Ludwig-Maximilians Universität, 139 pp.
Streicher U. (2009). Diet and feeding behaviour of pygmy lorises (Nycticebus pygmaeus) in Vietnam. Vietnamese Journal of Primatology, 3: 37-44
Streicher U., Wilson A., Collins R. L. & Nekaris K. A.I. (2012). Exudates and Animal Prey Characterize Slow Loris (Nycticebus pygmaeus, N. coucang and N. javanicus) Diet in Captivity and After Release into the Wild. Leaping Ahead: 165-172.