Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Đắk Nông, Lâm Đồng (Cát Lộc, Bảo Lộc), Bình Phước (VQG Bù Gia Mập), Đồng Nai (VQG Cát Tiên) (Poyarkov et al. 2015).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
700
Độ cao ghi nhận cao nhất
1200
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai. Diện tích vùng phân bố (EOO) ước tính khoảng 7.700 km2; số địa điểm ghi nhận phân bố là 4; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, chuyển đổi mục đích rừng sang sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch (tiêu chuẩn B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Ghi nhận ở trong rừng thường xanh trên núi đất, đôi khi gặp ở các dạng sinh cảnh rừng tre nứa bị tác động.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao
Đặc điểm sinh sản
Trứng của loài được đính ở mặt trong các ống tre phía trên hố nước. Trứng được bọc trong lớp màng nhầy trong suốt, một ổ có 2-3 trứng. Nòng nọc được ghi nhận vào tháng 4.
Thức ăn
Các loại côn trùng.
Sử dụng và buôn bán
Chưa ghi nhận.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do khai thác lâm sản, làm đường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và phát triển du lịch.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và đánh giá hiện trạng quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2021). Theloderma laeve. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T89256506A117935646. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-3.RLTS.T89256506A117935646.en. Accessed on 24 February 2023.
Orlov N.L., Poyarkov Jr.N.A., Vassilieva A.B., Ananjeva N.B., Nguyen T.T. Nguyen V.S. & Geissler P. (2012). Taxonomic notes on rhacophorid frogs (Rhacophorinae: Rhacophoridae: Anura) of southern part of Annamite Mountains (Truong Son, Vietnam), with description of three new species. Russian Journal of Herpetology, 19: 23-64.
Poyarkov Jr.N.A., Orlov N.L., Moiseeva A.V., Pawangkhanant P., Ruangsuwan T., Vassilieva A.B., Galoyan E.A., Nguyen T.T. & Gogoleva S.I. (2015). Sorting out Moss Frogs: mtDNA data on taxonomic diversity and phylogenetic relationships of the Indochinese species of the genus Theloderma (Anura, Rhacophoridae). Russian Journal of Herpetology, 22: 241-280.
Smith M.A. (1924). New tree-frogs from Indo-China and the Malay Peninsula. Proceedings of the Zoological Society of London, 1924: 225-234.