Odorrana yentuensis

Ếch yên tử

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Bắc Giang (Tây Yên Tử), Quảng Ninh (Yên Tử, Đồng Sơn-Kỳ Thượng) (Phạm Thế Cường 2018).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

300

Độ cao ghi nhận cao nhất

700

Thế giới

Trung Quốc (Lu et al. 2016, Frost 2022).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Diện tích vùng phân bố (EOO) ước tính khoảng 2.300 km2; số địa điểm ghi nhận phân bố là 2; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác than, khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp và du lịch (tiêu chuẩn B1ab(iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này sống trong rừng thường xanh trên núi đất thấp gồm cây gỗ vừa và nhỏ xen cây bụi, thường bám trên lá cây cách mặt đất 0,5-1,0 m hoặc trên các tảng đá, dọc hai bên suối (Tran et al. 2008).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi đất thấp

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản vào mùa hè, các cá thể cái có trứng lớn màu vàng, không phân cực vào tháng 5 và 6.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Chưa có thông tin.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác than, khai thác lâm sản, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng làm nông nghiệp và du lịch.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Phân bố của loài nằm trong KBTTN Tây Yên Tử (Bắc Giang) và KBTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng (Quảng Ninh) nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, đánh giá hiện trạng quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Hecht V.L., Pham C.T., Nguyen T.T., Nguyen T.Q., Bonkowski M. & Ziegler T. (2013). First report on the herpetofauna of Tay Yen Tu Nature Reserve, northeastern Vietnam. Biodiversity Journal, 4: 507-552.
IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2015). Odorrana yentuensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T48101417A48101433. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T48101417A48101433.en. Accessed on 12 August 2022.
Lu L., Lv Z., Wang J. & Wang Y. (2016). First record and redescription of Odorrana yentuensis from China [In Chinese with English abstract]. Chinese Journal of Wildlife, 37: 390-394.
Phạm Thế Cường (2018). Nghiên cứu đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái (Amphibia) ở một số khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc Việt Nam và đề xuất các giải pháp bảo tồn. Luận án Tiến sĩ Sinh học, Học viện Khoa học và Công nghệ, 168 trang.
Tran T.T., Orlov N.L. & Nguyen T.T. (2008). A new species of Cascade Frog of Odorrana Fei, Yi et Huang, 1990 genus (Amphibia: Anura: Ranidae) from Bac Giang Province (Yen Tu Mountain Range, northeast Vietnam). Russian Journal of Herpetology, 15: 212-224.

Dữ liệu bên ngoài