Quasipaa acanthophora

Ếch gai sần việt nam

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Bắc Giang (Sơn Động), Quảng Ninh (Hải Hà) (Dubois & Ohler 2009, Hecht et al. 2013, Pham et al. 2020).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

300

Độ cao ghi nhận cao nhất

1220

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(iii) + A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và Bắc Giang. Diện tích vùng phân bố (EOO) ước tính khoảng 3.200 km2; số địa điểm ghi nhận 3; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác than, khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng làm canh tác nông nghiệp (tiêu chuẩn B1ab(iii)). Ngoài ra, do cơ thể có kích thước lớn nên loài này là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm của người dân địa phương và bán cho khách du lịch. Quần thể bị suy giảm ước tính khoảng hơn 50% trong vòng hơn 15 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Kích cỡ quần thể: Chưa rõĐộ phong phú: Hiếm gặp, gặp một số lượng ít cá thể dọc các suối nước chảy trong rừng thường xanh núi đất thấp, quan sát qua các đợt khảo sát ghi nhận ít gặp các cá thể trưởng thành, chủ yếu gặp các cá thể non và chưa trưởng thành.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này ghi nhận ở các suối nước chảy, bám trên đá ở các thác nước trong rừng thường xanh ở độ cao từ 300 - 1.220 m (Dubois & Ohler 2009, Pham et al. 2020).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi đất

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản vào khoảng tháng 10, nòng nọc phát triển qua mùa đông thành ếch con vào khoảng tháng 3 và 4.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Loài ếch có kích thước lớn nên được người dân săn bắt sử dụng là thực phẩm và buôn bán..

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác than, khai thác lâm sản và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Ngoài ra, do kích thước lớn nên loài này là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm của người dân địa phương và bán cho khách du lịch.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần vùng phân bố của loài nằm trong KBTTN Tây Yên Tử (Bắc Giang) nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Tuyên truyền nhằm giảm thiểu tác động đến sinh cảnh sống của loài và hạn chế săn bắt làm thực phẩm, đặc biệt là vào mùa sinh sản. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, đánh giá hiện trạng quần thể của loài và nhân nuôi bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Dubois A. & Ohler A. (2009). A new species of the genus Quasipaa (Anura, Ranidae, Dicroglossinae) from northern Vietnam. Alytes, 27: 49-61.
Hecht V.L., Pham C.T., Nguyen T.T., Nguyen T.Q., Bonkowski M. & Ziegler T. (2013). First report on the herpetofauna of Tay Yen Tu Nature Reserve, northeastern Vietnam. Biodiversity Journal, 4(4): 507-552 (Monograph).
IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2017). Quasipaa acanthophora. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T48109439A54032034. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-2.RLTS.T48109439A54032034.en. Accessed on 11 August 2022.
Pham C.T., Do Q.H., Ngo H.N., Tran T.T., Ziegler T. & Nguyen T.Q. (2020). First report on the anuran fauna of Hai Ha forest, Quang Ninh Province, Vietnam. Check List, 16: 1025-1041.

Dữ liệu bên ngoài