Nanorana aenea

Ếch đồi chang

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Tam Đường), Sơn La (Thuận Châu, Sốp Cộp) và Nghệ An (Nguyen et al. 2009, Phạm Văn Anh và cs. 2012, Luong et al. 2021).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1000

Độ cao ghi nhận cao nhất

1580

Thế giới

Trung Quốc, Lào, Thái Lan (Luong et al. 2021, Frost 2022).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

NT

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Nghệ An. Loài này thường bị người dân địa phương săn bắt để làm thực phẩm; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp; quần thể ước tính bị suy giảm khoảng gần 30% trong vòng hơn 15 năm qua (tiêu chuẩn gần đạt A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Kích cỡ quần thể: Chưa rõĐộ phong phú: Hiếm gặp ở các suối nhỏ và vừa trong rừng thường xanh trên núi cao.Xu hướng thay đổi của quần thể:

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống ở các suối đá trong rừng thường xanh (Phạm Văn Anh và cs.. 2012, Luong et al. 2021).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm và bán ở các chợ địa phương.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, làm đường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và các hoạt động du lịch. Do kích thước lớn lên loài này bị săn bắt làm thực phẩm.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong VQG Hoàng Liên, KBTTN Copia và KBTTN Sốp Cộp nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Tiến hành các biện pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên đồng thời tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống của loài, hạn chế săn bắt đặc biệt là vào mùa sinh sản.

Tài liệu tham khảo

IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2017). Nanorana aenea. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T88370789A113958590. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-2.RLTS.T88370789A113958590.en. Accessed on 06 August 2022.
Luong A.M., Pham C.T., Do Q.H., Hoang C.V., Phan T.Q., Nguyen T.Q., Ziegler T. & Le M.D. (2021). New records and an updated checklist of amphibians from Lai Chau Province, Vietnam. Check List, 17: 445-448.
Nguyen, V. S., Ho, T. C. & Nguyen, Q. T. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Phạm Văn Anh, Nguyễn Văn Tân, Nguyên Lân Hùng Sơn, Nguyễn Quảng Trường (2012). Lần đầu tiên ghi nhận hai loài ếch nhái Nanorana aenea (Smith, 1922) và Gracixalus quangi Rowley, Dau, Nguyen, Cao & Nguyen, 2011 (Amphibia: Anura) ở tỉnh Sơn La. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư, Bò sát ở Việt Nam lần thứ hai, NXB Đại học Vinh, 30-34.

Dữ liệu bên ngoài