Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Phú Yên (Sơn Hòa), Gia Lai (Chư Sê), Đắk Lắk (Yok Đôn), Đồng Nai (Cát Tiên), Bình Dương (Thủ Dầu Một), Tây Ninh (Núi Bà Đen), thành phố Hồ Chí Minh (Vassilieva et al. 2016, Do et al. 2017).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
200
Độ cao ghi nhận cao nhất
600
Thế giới
Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia (Frost 2022).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
NT
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích vùng phân bố (EOO) ước tính khoảng 21.160 km2; số địa điểm ghi nhận phân bố là 8; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, làm đường và xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp (gần đạt tiêu chuẩn B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp, loài này chỉ gặp một số ít cá thể vào mùa sinh sản.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài Nhái lưỡi ghi nhận rừng thường xanh trên núi đất thấp, chúng hoạt động sau khi mưa lớn, phần lớn thời gian chúng ẩn nấp dưới hang (Vassilieva et al. 2016).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi đất thấp trên đảo
Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản tháng 3 đến tháng 5 (Vassilieva et al. 2016)
Thức ăn
Loài này ăn kiến và mối.
Sử dụng và buôn bán
Chưa có thông tin.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, làm đường và chuyển đổi mục đích đất rừng sang trồng cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su).
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong VQG Cát Tiên (Đồng Nai) và VQG Yok Đôn (Đắk Lắk) nên phần nào hạn chế được tác động.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng.
Tài liệu tham khảo
Bourret R. (1942). Les Batraciens de l’Indochine. Institut Océanographique de l’Indochine. Gou-vernement générale de l’Indochine, Hanoi, 547 pp.
Do D.T., Ngo C.D. & Nguyen T.Q. (2017). New records and an updates checklist of amphibians (Amphibia) from Phu Yen Province, Vietnam. Hue University Journal of Science: Natural Science, 126: 81-94.
IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2021). Glyphoglossus molossus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T57820A117297620. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-3.RLTS.T57820A117297620.en. Accessed on 11 August 2022.
Taylor E.H. (1962). The amphibian fauna of Thailand. University of Kansas Science Bulletin, 43: 265-599.
Vassilieva A.B., Galoyan E.A., Poyarkov N.A., & Geissler P. (2016). A Photographic Field Guide to the Amphibians and Reptiles of the Lowland Monsoon Forests of Southern Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 324 pp.