Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn), Lai Châu (Tam Đường), Yên Bái (Mù Cang Chải), Sơn La (Mường La) (Pham et al. 2019, Luong et al. 2021, Frost 2022).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1900
Độ cao ghi nhận cao nhất
2500
Thế giới
Trung Quốc (Frost 2022).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái và Sơn La. Diện tích vùng phân bố (EOO) ước tính khoảng 8.000 km2; số địa điểm ghi nhận phân bố là 4; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng để trồng thảo quả và phát triển du lịch (tiêu chuẩn B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõĐộ phong phú: Hiếm gặp, loài này chỉ gặp vào mùa sinh sản ở trong rừng thường xanh, ở độ cao trên 1.900 m
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cóc mày ailao sống trong rừng thường xanh trên núi cao gồm cây gỗ to và vừa xen cây bụi, thường bắt gặp trên mặt đất hoặc các tảng đá dọc các suối nước chảy (Ho et al. 1999).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao
Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản từ tháng 2 - 4, con đực di chuyển xuống suối kêu để gọi con cái, con cái đẻ trứng dưới các tảng đá ở suối, mỗi ổ có 230-256 trứng (Ho et al. 1999, Fei & Ye 2016).
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Nòng nọc của loài này bị người dân địa phương săn bắt làm thực phẩm (Hoàng Văn Chung, dữ liệu chưa công bố).
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, làm đường, xâm lấn đất rừng và du lịch. Nòng nọc loài này còn bị săn bắt làm thực phẩm.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần vùng phân bố của loài nằm trong VQG Hoàng Liên và KBTTN Bát Xát (Lào Cai), KBTTN Mù Cang Chải (Yên Bái), KBTTN Mường La (Sơn La) nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống và quần thể của loài.
Tài liệu tham khảo
Fei L., Hu S., Ye C. & Huang Y. (2009). Fauna Sinica. Amphibia. Volume 2. Anura. Chinese Academy of Science, Science Press, Beijing, 957 pp.
Fei L. & Ye C. (2016). Amphibians of China, Volume 1. Beijing, China: Chengdu Institute of Biology, Chinese Academy of Sciences, Science Press, 1040 pp.
Fei L., Ye C. & Jiang J. (2012). Colored Atlas of Chinese Amphibians and Their Distributions. Sichuan, China: Sichuan Publishing House of Science & Technology, 620 pp.
Ho C.T., Lathrop A., Murphy R.W. & Orlov N.L. (1999). A redescription of Vibrissaphora ailaonica with a new record in Vietnam. Russian Journal of Herpetology, 6: 48-64.
Luong A.M., Pham C.T., Do Q.H., Hoang C.V., Phan T.Q. Nguyen T.Q., Ziegler T. & Le M.D. (2021). New records and an updated checklist of amphibians from Lai Chau Province, Vietnam. Check List, 17: 445-448.
Pham A.V., Pham C.T. Doan L.D., Ziegler T. & Nguyen T.Q. (2019). New records of megophryids (Amphibia: Anura: Megophryidae) from Son La Province, Vietnam. Biodiversity Data Journal, 7 (e39140): 1-18.
Yang D. & Lu S. (2004). Leptobrachium ailaonicum. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T57624A11665512. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2004.RLTS.T57624A11665512.en. Accessed on 11 August 2022.