Rafetus swinhoei

Giải sin-hoi

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Phú Thọ (Hạ Hòa), Hà Nội (Đồng Mô, Ba Vì, Hồ Gươm, Xuân Khanh), Hòa Bình (Lương Sơn), Thanh Hóa (Sông Mã).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd; D

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Ở Việt Nam, loài này hiện còn ghi nhận ở hồ Đồng Mô và Xuân Khanh, thành phố Hà Nội; không phát hiện lại ở các địa điểm trước đây đã từng ghi nhận dọc theo sông Hồng và sông Mã; các tiểu quần thể rất nhỏ, phân bố tách biệt nhau, sinh cảnh sống bị thu hẹp, ô nhiễm, diện tích nơi cư trú (AOO) ước tính < 10 km2; ước tính quần thể đã bị suy giảm hơn 90% trong vòng 100 năm qua; số lượng cá thể trưởng thành hiện ghi nhận ở Việt Nam là 2 (tiêu chuẩn A2acd; D).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Rất hiếm gặp. Hiện ghi nhận 2 cá thể trưởng thành ở hồ Đồng Mô và Xuân Khanh, Hà Nội.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Các đầm lầy và hồ lớn.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa sinh sản từ tháng 5 đến tháng 8, mỗi lần đẻ đến 20-30 trứng.

Thức ăn

Cá, tôm, cua, thân mềm (ốc).

Sử dụng và buôn bán

Trước đây bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu.

Mối đe dọa

Trước đây, loài này bị săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm, có thể mắc vào lưỡi câu hoặc lưới đánh cá; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do tác động của các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Đã có chương trình giám sát và bảo tồn các cá thể ở hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh, Hà Nội.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, giảm thiểu tác động của các hoạt động hệ sinh thái thủy vực tự nhiên trong vùng phân bố của loài. Quản lý chặt chẽ các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài. Tiến hành nhân nuôi sinh sản để phục hồi quần thể.

Tài liệu tham khảo

Ernst C.H. & Babour R.W. (1989). Turtles of the World. Smithsonian Institution Press. 313 pp.
Farkas B., Le M.D. & Nguyen T.Q. (2011). Rafetus vietnamensis Le, Le, Tran, Phan, Phan, Tran, Pham, Nguyen, Nong, Phan, Dinh, Truong & Ha, 2010 – another invalid name for an invalid species of softshell turtle (Reptilia: Testudines: Trionychidae). Russian Journal of Herpetology, 18(1): 65-72.
Fong J., Hoang H., Kuchling G., Li P., McCormack T., Rao D.-Q., Timmins R.J. & Wang L. (2021). Rafetus swinhoei. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T39621A2931537. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T39621A2931537.en. Accessed on 07 May 2022.
Le D.O., Pham T.V., Leprince B., Bordes C., Nguyen T.A., Benansio J.S., Pacini N., Luu V.Q. & Luiselli L. (2020). Fishers, dams, and the potential survival of the world’s rarest turtle, Rafetus swinhoei, in two river basins in northern Vietnam. Aquatic Conservation: Marine and Freshwater Ecosystems: 1-14.
Le D.O., Pham T.V., Zuklin T., Bordes C., Leprince B., Ducotterd C., Luu V.Q. & Luiselli L. (2020). A new locality of presence for the world’s rarest turtle (Rafetus swinhoei) gives new hope for its survival. Journal for Nature Conservation, 55: 1-4.
Le M., Duong H.T., Dinh L.D., Nguyen T.Q., Pritchard C.H.P. & McCormack T. (2014). A phylogeny of softshell turtles (Testudines: Trionychidae) with reference to the taxonomic status of the critically endangered, giant softshell turtle, Rafetus swinhoei. Organisms Diversity & Evolution, 14(3): 279-293.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật, Trần Kiên (2007). Định loại các loài giải (Reptilia: Testudines: Trionychidae: Pelochelys, Rafetus) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 29(2): 52-59.
Pham T.V, Le D.O., Bordes C., Leprince B., Ducotterd C., Zuklin T., Luu V.Q., Ha D.D. & Luiselli L. (2020). Female wanted: prioritization of sites with potential wild survival of the world’s rarest turtle (Rafetus swinhoei). Oryx, 56(3): 396-403.
Pham T.V., Le D.O., Leprince B., Bordes C., Luu V.Q. & Luiselli L. (2020). Hunters’ structured questionnaires enhance ecological knowledge and provide circumstantial survival evidence for the world’s rarest turtle. Aquatic Conservation: Marine and Freshwater Ecosystems, 30(1): 183-193.

Dữ liệu bên ngoài