Indotestudo elongata

Rùa núi vàng

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Cao Bằng, Tuyên Quang (Thanh Moi), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Bắc Giang (Lục Nam), Sơn La (Xuân Nha), Hòa Bình, Thanh Hóa (Bến En), Nghệ An (Pù Mát, Pù Huống), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh), Quảng Bình (Phong Nha - Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (A Lưới, Nam Đông), Quảng Nam (Phước Sơn, Nam Giang), Khánh Hòa (Nha Trang), Ninh Thuận (Ninh Hải), Kon Tum (Kon Plông), Đắk Lắc (Yok Đôn, Easo), Lâm Đồng (Đạ Tẻh), Đồng Nai (Cát Tiên, Vĩnh Cửu), Tây Ninh (Bà Đen) (Nguyen et al. 2009, Hoàng Văn Hà, thông tin cá nhân).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

100

Độ cao ghi nhận cao nhất

453

Thế giới

Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Nam Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Maylaisia.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận ở các khu vực đồi núi từ Cao Bằng vào đến các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng; loài này rất hiếm gặp trong tự nhiên, là đối tượng bị săn bắt và buôn bán cạn kiệt làm thực phẩm, dược liệu và nuôi làm cảnh; quần thể bị suy giảm ước tính khoảng hơn 80% trong vòng 90 năm qua (hơn 3 thế hệ) (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Rất hiếm gặp do sinh cảnh bị suy thoái và bị săn bắt cạn kiệt, đặc biệt là ở miền Bắc.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống trên cạn, thường gặp ở khu vực rừng thường xanh, rừng tre nứa và rừng khộp.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Thường đẻ vào mùa hè, mỗi lần đẻ 3-6 trứng, có thể lên tới 10 trứng (Ernst & Babour 1989, Ihlow et al. 2016 ).

Thức ăn

Chủ yếu ăn thực vật. Ngoài tự nhiên, loài được bắt gặp ăn cua, côn trùng, xác động vật chết (Ihlow et al. 2016)

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm, dược liệu, nuôi làm cảnh và buôn bán cả ở trong và ngoài nước.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng, tác động của các hoạt động du lịch; quần thể suy giảm do bị săn bắt quá mức.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng, tác động của các hoạt động du lịch; quần thể suy giảm do bị săn bắt quá mức.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng. Cần quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của ô nhiễm nguồn nước do con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài. Nhân nuôi sinh sản phục vụ mục đích bảo tồn. Quản lý tốt các trang trại đăng ký gây nuôi loài này vì mục đích thương mại (TRAFFIC 2013).

Tài liệu tham khảo

Ernst C.H. & Babour R.W. (1989). Turtles of the World. Smithsonian Institution Press. 313 pp.
Ihlow F., Dawson J.E., Hartmann T. & Som S. (2016). Indotestudo elongata (Blyth 1854) – Elongated Tortoise, Yellow-headed Tortoise, Yellow Tortoise. In: Rhodin A.G.J., Pritchard P.C.H., van Dijk P.P., Saumure R.A., Buhlmann K.A., Iverson J.B. & Mittermeier R.A. (Eds.). Conservation Biology of Freshwater Turtles and Tortoises: A Compilation Project of the IUCN/SSC Tortoise and Freshwater Turtle Specialist Group. Chelonian Research Monographs 5(9): 096.1-14.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Rahman S., Platt K., Das I., Choudhury B.C., Ahmed M.F., Cota M., McCormack T., Timmins R.J. & Singh S. (2019). Indotestudo elongata. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T10824A152051190. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-1.RLTS.T10824A152051190.en. Accessed on 20 March 2022.
TRAFFIC (2013). Inspection manual for use in commercial reptile breeding facilities in Southeast Asia. Report prepared by TRAFFIC. Secretariat of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES), Geneva, Switzerland. 81 pp.

Dữ liệu bên ngoài