Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Phân bố ở hều hết các khu vực có rừng tự nhiên từ Hà Tĩnh vào đến Cà Mau: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Kiên Giang, Cà Mau (Nguyen et al. 2009).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
1000
Thế giới
Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Brunei Darussalam, Indonesia, Timor-Leste, Philippines.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Trăn gấm thường sống ở khu vực rừng thường xanh, rừng khộp hoặc vùng rừng ngập nước; mặc dù có vùng phân bố khá rộng nhưng sinh cảnh sống bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng; loài này bị săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm, dược liệu và kỹ nghệ da; Trăn gấm bị buôn bán khá phổ biến ở trong nước và quốc tế; quần thể trong tự nhiên ước tính bị suy giảm hơn 80% trong vòng 40 năm qua (tương đương 3 thế hệ) và các nhân tố tác động vẫn đang hiện hữu (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này sống trong rừng thường xanh, rừng khộp hoặc trảng cỏ. Trăn cũng có thể sống ở các sinh cảnh bị tác động gần khu dân cư.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Đẻ tới khoảng 100 trứng (Smith 1943).
Thức ăn
Chủ yếu là các loài thú nhỏ.
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu cổ truyền ở trong và ngoài nước. Buôn bán da trăn trên thị trường hầu hết là từ các trại nuôi sinh sản.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài đã bị chia cắt và suy thoái do khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp và trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, khai thác khoáng sản. Trăn gấm là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên hạn chế được tác động. Loài này được có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Loài này đã được nhân nuôi sinh sản phục vụ mục đích thương mại.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, khoáng sản, xâm lấn đất rừng. Quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Thực hiện các biện pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài.
Tài liệu tham khảo
Campden-Main S.M. (1970). A field guide to the snakes of South Vietnam. United States National Museum, Smithsonian Institution, Washington, 114 pp.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Smith M.A. (1943). The fauna of British India, Ceylon and Burma, including the whole of the Indo-Chinese subregion. Reptiles and Amphibians, Vol. 3-Serpentes. Taylor and Francis, London, 525 pp.
Stuart B., Thy N., Chan-ard T., Nguyen T.Q., Grismer L., Auliya M., Das I. & Wogan G. (2018). Python reticulatus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T183151A1730027. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T183151A1730027.en. Accessed on 28 November 2022.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm