Phân loại
Tên khoa học
Synonym
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Quảng Trị, Huế (Thừa Lưu), Đăk Lăk (Chư Yang Sin), Lâm Đồng (Đà Lạt), Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang (U Minh Thượng).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
1000
Thế giới
Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia (Nguyen et al. 2009).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố rộng ở miền Trung và miền Nam, có khả năng thích nghi với nhiều loại sinh cảnh, kể cả sinh cảnh bị tác động nhưng do bị săn bắt cạn kiệt ở nhiều nơi để làm dược liệu và buôn bán; ước tính quần thể trong tự nhiên đã bị suy giảm khoảng hơn 30% trong vòng 20 năm trở lại đây, nhân tố tác động này hiện vẫn tồn tại ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể của loài (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này sống trong các hang hốc tự nhiên ở các dạng sinh cảnh mở, thường hoạt động vào ban đêm.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Rắn đẻ 10-20 trứng/ổ, con non mới nở dài khoảng 240-260 mm (Smith 1943).
Thức ăn
Thức ăn gồm các loại ếch nhái, thằn lằn, các loài thú nhỏ, đôi khi ăn cá.
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt, buôn bán làm thực phẩm, dược liệu cổ truyền cả ở trong và ngoài nước.
Mối đe dọa
Rắn hổ mang một mắt kính là đối tượng bị săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán cả trong nước và quốc tế.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Loài này có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một số cơ sở đã nhân nuôi sinh sản thành công loài này để phục vụ mục đích thương mại
Đề xuất
Cần quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống và quần thể của loài.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Sáng (2007). Động vật chí Việt Nam. Tập 14: Phân bộ Rắn Serpentes. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 247 tr.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Smith M.A. (1943). The fauna of British India, Ceylon and Burma, including the whole of the Indo-Chinese subregion. Reptiles and Amphibians, Vol. 3-Serpentes. Taylor and Francis, London, 525 pp.
Stuart B. & Wogan G. (2012). Naja kaouthia. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T177487A1488122. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T177487A1488122.en. Accessed on 17 September 2022.
Wüster W. & Thorpe R.S. (1989). Population affinities of the asiatic cobra (Naja naja) species complex in South-east Asia: reliability and random resampling. The Biological Journal of the Linnean Society, 36: 391-409.
Wüster W. & Thorpe R.S. (1992). Asiatic cobras: population systematics of the Naja naja species complex (Serpentes: Elapidae) in India and Central Asia. Herpetologica, 48(1): 69-85.
Wüster W. & Thorpe R.S. (1994). Naja siamensis, a cryptic species of venomous snake revealed by mtDNA sequencing. Experientia, Birkhäuser Verlag Basel, 50: 75-79.
Wüster W., Thorpe R.S., Cox M.J., Jintakune P. & Nabhitabhata J. (1995). Population systematics of the snake genus Naja (Reptilia: Serpentes: Elapidae) in Indochina: multivariate morphometrics and comparative mitochrondrial DNA sequencing (cytochrome oxidase I). Journal of Evolutionary Biology, 8: 493-510.
Wüster W., Warrell D.A., Cox M.J., Jintakune P. & Nabhitabhata J. (1997). Redescription of Naja siamensis (Serpentes: Elapidae), a widely overlooked spitting conra from S.E. Asia: geographic variation, medical importance and designation of a neotype. Journal of Zoology, 243: 771-788.