Phân loại
Tên khoa học
Hiện ghi nhận có 9 phân loài: E. taeniura callicyanous Schulz, 2010, E. t. friesi (Werner, 1927), E. t. grabowskyi (Fischer, 1885), E. t. helfenbergeri Schulz, 2010, E. t. mocquardi Schulz, 1996, E. t. ridleyi (Butler, 1899), E. t. schmackeri (Boettger, 1895), E. t. taeniura (Cope, 1861) và E. t. yunnanensis Anderson, 1879. Ba phân loài phân bố ở Việt Nam là E. t. callicyanous, E. t. mocquardi và E. t. yunnanensis.
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (Sa Pa), Sơn La (Mộc Châu, Thuận Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên, thành phố Sơn La), Cao Bằng (Cao Bằng, Nguyên Bình), Bắc Kạn (Ngân Sơn), Thái Nguyên, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hải Dương (Chí Linh), Hà Tĩnh (Cẩm Xuyên), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (A Lưới), Kon Tum (Sa Thầy, Ngọc Linh), Gia Lai (K’Bang) (Nguyen et al. 2009).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
3000
Thế giới
Nga, Trung Quốc (kể cả Đài Loan), Myanmar, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2d
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này có vùng phân bố khá rộng từ miền Bắc vào đến Tây Nguyên, tuy nhiên, không phổ biến; rắn sọc đuôi là đối tượng bị săn bắt và buôn bán làm thực phẩm và dược liệu; quần thể bị suy giảm ước tính khoảng hơn 30% trong vòng 10 năm qua (tiêu chuẩn A2d).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Không phổ biến, gặp ở vùng Tây Nguyên thường xuyên hơn so với ở miền Bắc.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này sống trong rừng trên núi đất thấp và rừng trên núi đá vôi, thường ghi nhận ở các hang đá.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Rắn cái đẻ khoảng 10-13 trứng.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu, kỹ nghệ da và nuôi làm cảnh cả ở trong và ngoài nước.
Mối đe dọa
Mối đe dọa chính đến quần thể của loài là bị săn bắt để làm thực phẩm, dược liệu, kỹ nghệ da và buôn bán.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên hạn chế được tác động.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác đá và hoạt động du lịch. Cần quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài.
Tài liệu tham khảo
Li P., Zhou Z. & Ghosh A. (2021). Elaphe taeniura. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T192204A2055202. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-3.RLTS.T192204A2055202.en. Accessed on 18 September 2022.
Nguyễn Văn Sáng (2007). Động vật chí Việt Nam. Tập 14: Phân bộ Rắn Serpentes. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 247 tr.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Smith M.A. (1943). The fauna of British India, Ceylon and Burma, including the whole of the Indo-Chinese subregion. Reptiles and Amphibians, Vol. 3-Serpentes. Taylor and Francis, London, 525 pp.