Varanus salvator

Kỳ đà hoa

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Hầu hết các khu vực rừng thường xanh và rừng khộp, ghi nhận từ Lai Châu vào đến Cà Mau, Kiên Giang (Nguyen et al. 2009).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

1800

Thế giới

Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Nam Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Kỳ đà hoa thường sống ở khu vực rừng tự nhiên; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, du lịch và xâm lấn đất rừng; loài này phân bố rộng nhưng bị săn bắt cạn kiệt, buôn bán làm thực phẩm, dược liệu, kỹ nghệ da và nuôi làm cảnh ở trong nước và quốc tế; quần thể trong tự nhiên ước tính bị suy giảm hơn 50% trong vòng 20 năm trở lại đây (tương dương 3 thế hệ) và các nhân tố tác động hiện vẫn đang tồn tại (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này sống trong rừng thường xanh hoặc rừng khộp trên núi cao, núi đất thấp và vùng đồng bằng, thường gặp ở ven các vực nước (suối, hồ), đôi khi bám trên cây ven bờ.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Sử dụng làm thực phẩm, dược liệu, kỹ nghệ da và nuôi làm cảnh.

Mối đe dọa

Loài này thường xuyên bị săn bắt để làm thực phẩm, dược liệu, lấy da và nuôi làm cảnh, đôi khi bắt gặp ngâm rượu; kỳ đà hoa cũng là đối tượng bị buôn bán phổ biến; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Loài này thuộc Phụ lục II CITES và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Kiểm soát việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng. Nhân nuôi sinh sản phục vụ nhu cầu của thị trường nhằm giảm thiểu săn bắt từ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Koch A., Auliya M., Schmitz A., Kuch U. & Böhme W. (2007). Morphological studies on the systematics of South East Asian water monitors (Varanus salvator complex): Nominotypic populations and taxonomic overview, pp. 109-180, in H.-G. Horn, W. Böhme and U. Krebs (Eds.). Mertensiella, Supplement of Salamandra, 16.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Quah E., Lwin K., Cota M., Grismer L., Neang T., Wogan G., McGuire J., Wang L., Rao D-Q., Auliya M. & Koch A. (2021). Varanus salvator. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T178214A113138439. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T178214A113138439.en. Downloaded on 5 July 2021.
Smith M.A. (1935). The fauna of British India, including Ceylon and Burma. Reptilia and Amphibia, Vol. 2-Sauria. Taylor and Francis, London, 440 pp.

Dữ liệu bên ngoài