Gekko gecko

Tắc kè

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Phân bố rộng từ Quảng Bình trở vào miền Nam.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

1100

Thế giới

Ghi nhận từ Bangladesh, Ấn Độ, phía đông tới Trung Quốc (kể cả Đài Loan), qua các nước thuộc khu vực Đông dương, Thái Lan, phía nam xuống đến Indonesia và Đông Timo (Nguyen et al. 2009).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

NT

Tiêu chuẩn đánh giá

A2d

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Đây là loài có vùng phân bố rộng, có khả năng thích nghi với nhiều loại sinh cảnh, kể cả sinh cảnh bị tác động nhưng do bị săn bắt ở nhiều nơi để làm dược liệu và buôn bán, ước tính quần thể trong tự nhiên đã bị suy giảm gần 30% trong vòng 15 năm qua (tương đương 3 thế hệ), nhân tố tác động này hiện vẫn tồn tại ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể của loài (tiêu chuẩn A2d).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này sống trong rừng thường xanh, nhưng cũng gặp ở sinh cảnh núi đá vôi, trảng cây bụi và khu dân cư; thường gặp trong hốc cây, kẽ đá trong rừng tự nhiên hoặc trảng cây bụi, đôi khi sống ở nóc nhà, kẽ tường ở khu dân cư.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Con cái đẻ 2-3 trứng/ổ.

Thức ăn

Côn trùng và động vật không xương sống cỡ nhỏ.

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm thực phẩm và dược liệu cổ truyền khá phổ biến. Bị buôn bán nuôi làm cảnh ở thị trường trong nước và quốc tế.

Mối đe dọa

Tắc kè là đối tượng đã và đang bị săn bắt phổ biến làm dược liệu và buôn bán cả ở trong nước và quốc tế, quần thể của loài này trong tự nhiên bị suy giảm.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Loài này có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Tiến hành các biện pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài. Thực hiện nhân nuôi sinh sản phục vụ mục đích thương mại và giảm thiểu săn bắt ngoài tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Lwin K., Neang T., Phimmachak S., Stuart B., Thaksintham W., Wogan G., Danaisawat P., Iskandar D., Yang J. & Cai B. (2019). Gekko gecko. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T195309A2378260. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-1.RLTS.T195309A2378260.en. Downloaded on 9 March 2021.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Rösler H., Bauer A.M., Heinicke M., Greenbaum E., Jackman T., Nguyen T.Q. & Ziegler T. (2011). Phylogeny, taxonomy, and zoogeography of the genus Gekko Laurenti, 1768 with the revalidation of G. reevesii Gray, 1831 (Sauria: Gekkonidae). Zootaxa, 2989: 1-50.
Wagner P. & Dittmann A. (2014). Medicinal use of Gekko gecko (Squamata: Gekkonidae) has an impact on agamid lizards. Salamandra, 50(3): 185-186.

Dữ liệu bên ngoài