Gekko badenii

Tắc kè bà đen

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Kon Tum (Sa Thầy), Tây Ninh (núi Bà Đen), Kiên Giang (Hòn Đất).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

50

Độ cao ghi nhận cao nhất

986

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(iii,v)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện chỉ ghi nhận ở 3 địa điểm núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh), huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) và huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang); diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính khoảng 4.000 km2, số địa điểm ghi nhận phân bố là 3; sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác đá và lâm sản, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch; loài này cũng bị săn bắt làm thực phẩm và nuôi làm cảnh, đặc biệt là khu vực núi Bà Đen (tiêu chuẩn B1ab(iii,v)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này sống trong rừng thường xanh trên núi đất thấp, thường gặp ở các khu vực có đá tảng.

Dạng sinh cảnh phân bố

Loài này sống trong rừng thường xanh trên núi thấp.

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm thực phẩm ở khu vực núi Bà Đen. Bị buôn bán nuôi làm cảnh mức độ quốc tế, tuy nhiên số lượng cá thể không nhiều

Mối đe dọa

Loài này săn bắt làm thực phẩm ở khu vực núi Bà Đen (Tây Ninh) và nuôi làm cảnh trên thị trường quốc tế. Sinh cảnh sống của loài đã và đang chịu tác động của các hoạt động du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng (đường, cáp treo, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, ô nhiễm tiếng ồn và rác thải) và hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Chưa có.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, đặc biệt là khu vực núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh. Giảm thiểu tác động của các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và du lịch ở khu vực núi Bà Đen. Cần quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Tiến hành các biện pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài. Có thể nhân nuôi sinh sản phục vụ mục đích thương mại và giảm thiểu săn bắt ngoài tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Darevsky I.S. & Orlov N.L. (1994). Eine bemerkenswerte neue, grosswuechsige Art der Gattung Gekko: Gekko ulikovskii sp. nov. aus Zentralvietnam. Salamandra, 30: 71-75.
Hoffmann T. (2006). Erfolgreiche Haltung und Vermehrung von Gekko ulikovskii Darevsky & Orlov, 1994 im Terrarium. Sauria, 28(2): 15-24.
Nguyen S.N., Golynsky E., Milto K. & Nguyen T.Q. (2018). Gekko badenii. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T178554A112309489. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T178554A112309489.en. Downloaded on 9 June 2021
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Nguyen T.Q., Schmitz A. & Böhme W. (2010). Gekko ulikovskii Darevsky & Orlov, 1994: a junior synonym of Gekko badenii Szczerbak & Nekrasova, 1994. Bonn zoological Bulletin, 57(1): 15-17.
Szczerbak N.N. & Nekrasova O.D. (1994). A contribution to the knowledge of Gekko lizards of Southern Vietnam with description of a new species (Reptilia, Gekkonidae). Vestnik Zoologii, 1: 48-52 [in Russian].
Ziegler T., Rauhaus A., Nguyen T.Q. & Nguyen K.V. (2015). Südlichster Nachweis von Gekko badenii Szczerbak & Nekrasova, 1994, mit Bemerkungen zur Herpetofauna der Hon Me-Auffangstation in der Provinz Kien Giang, Südvietnam. Sauria. 37(2): 3-14.

Dữ liệu bên ngoài