Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Cao Bằng (Hạ Lang, Trùng Khánh), Lạng Sơn (Tràng Định).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
100
Độ cao ghi nhận cao nhất
700
Thế giới
Trung Quốc (Quảng Tây).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii,v)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận ở khu vực núi đá vôi thuộc các tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn; diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 20.000km2, số địa điểm ghi nhận ở Việt Nam là 3; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác đá, gỗ, làm đường và canh tác nông nghiệp; quần thể suy giảm do bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh (tiêu chuẩn B1ab(iii,v)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng thay đổi của quần thể: Ngo et al. (2016) ước tính khoảng 21 cá thể ở khu vực khảo sát tại tỉnh Cao Bằng và một vài cá thể ghi nhận ở tỉnh Lạng Sơn.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường gặp ở các hang hốc núi đá vôi trong rừng thường xanh gồm cây gỗ vừa và nhỏ xen cây bụi, bắt gặp nhiều hơn ở ven các cửa hang. Chúng hoạt động ban đêm, sống đơn lẻ.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng thường xanh trên núi đá vôi. Chúng hoạt động ban đêm, sống đơn lẻ, bám trên các vách núi đá vôi.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt và buôn bán làm cảnh cả ở thị trường trong nước và quốc tế do có màu sắc đẹp, tuy nhiên, chưa rõ về quy mô.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài đã bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do khai thác đá, gỗ, làm đường, xâm lấn đất rừng. Hiện vẫn chịu tác động của khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nhỏ nằm trong Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít (huyện Trùng Khánh) nên hạn chế được tác động. Các loài thạch sùng mí có tên trong Phụ lục II CITES và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng.
Tài liệu tham khảo
Grismer L.L., Viets B.E. & Boyle L.J. (1999). Two new continental species of Goniurosaurus (Squamata: Eublepharidae) with a phylogeny and evolutionary classification of the genus. Journal of Herpetology, 33(3): 382-393.
Ngo H.N., Nguyen H.Q., Tran H.M., Ngo H.T., Le M.D., Gewiss L.R., van Schingen-Khan M., Nguyen T.Q. & Ziegler, T. (2021). A morphological and molecular review of the genus Goniurosaurus, including an identification key. European Journal of Taxonomy, 751: 38-67.
Ngo H.N., Ziegler T., Nguyen T. Q., Pham C. T., Nguyen T. T., Le M.D. & van Schingen, M. (2016). First population assessment of two cryptic tiger geckos (Goniurosaurus) from Northern Vietnam: Implications for conservation. Amphibian & Reptile Conservation, 10(1): 34-45.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Nguyen T.Q. (2011). Systematics, ecology, and conservation of the lizard fauna in northeastern Vietnam, with special focus on the genera Pseudocalotes (Agamidae), Goniurosaurus (Eublepharidae), Sphenomorphus and Tropidophorus (Scincidae) from this country. Ph.D Dissertation, University of Bonn, 229 pp.
Nguyen T.Q., Yang J. & Wang Y. (2021). Goniurosaurus luii. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T18917749A18917751. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T18917749A18917751.en. Downloaded on 19 April 2021.
Vu T.N., Nguyen T.Q., Grismer L.L. & Ziegler T. (2006). First record of the Chinese leopard gecko, Goniurosaurus luii (Reptilia: Eublepharidae) from Vietnam. Current Herpetology, 25(2): 93-95.