Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Quảng Ninh (Bái Tử Long, núi Yên Tử), Bắc Giang (núi Yên Tử), Hải Dương (Chí Linh: núi Yên Tử), và một số đảo nhỏ thuộc Vịnh Bắc Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
50
Độ cao ghi nhận cao nhất
600
Thế giới
Trung Quốc (Quảng Tây) (Zhu et al. 2020).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii,v)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Hiện ghi nhận các tiểu quẩn thể trên đất liền phân bố ở khu vực rừng thuộc dãy núi Yên Tử: Chí Linh (Hải Dương), Tây Yên Tử (Bắc Giang), núi Yên Tử và Đồng Sơn - Kỳ Thượng (Quảng Ninh) và tiểu quần thể phân bố rải rác trên các đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long; diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 20.000 km2; số địa điểm ghi nhận là 5, sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng; quần thể suy giảm do bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh (tiêu chuẩn B1ab(iii, v).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường gặp ở dưới hốc đá ven suối, thân cây trong rừng thường xanh trên núi đất và núi đá. Chúng hoạt động ban đêm, sống đơn lẻ.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng thường xanh trên núi đất và núi đá granite. Chúng hoạt động ban đêm, sống đơn lẻ, bám trên thân cây trong rừng hoặc hốc đá ven suối.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt và buôn bán khá phổ biến để làm sinh vật cảnh. Thống kê có khoảng 7.200 cá thể thạch sùng mí được nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong giai đoạn 1999-2018 (Ngo et al. 2019).
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia cắt và suy thoái do khai thác lâm sản, khai thác than, làm đường, xâm lấn đất rừng, ảnh hưởng của các hoạt động du lịch. Loài này bị săn bắt và buôn bán phổ biến làm sinh vật cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong VQG Bái Tử Long, KBTTN Tây Yên Tử, KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng và Khu di tích lịch sử Yên Tử nên hạn chế được tác động. Các loài thạch sùng mí có tên trong Phụ lục II CITES và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng.
Tài liệu tham khảo
Grismer L.L. (2000). Goniurosaurus murphyi Orlov and Darevsky: A junior synonym of Goniurosaurus lichtenfelderi Mocquard. Journal of Herpetology 34(3): 486-488.
Ngo H.N., Nguyen T.Q., Phan T.Q., van Schingen M. & Ziegler T. (2019). A case study on trade in threatened Tiger Geckos (Goniurosaurus) in Vietnam including updated information on the abundance of the Endangered G. catbaensis. Nature Conservation. 33: 1-19.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Nguyen T.Q. (2011). Systematics, ecology, and conservation of the lizard fauna in northeastern Vietnam, with special focus on the genera Pseudocalotes (Agamidae), Goniurosaurus (Eublepharidae), Sphenomorphus and Tropidophorus (Scincidae) from this country. Ph.D Dissertation, University of Bonn, 229 pp.
Nguyen T.Q. (2018). Goniurosaurus lichtenfelderi. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T18917735A18917741. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T18917735A18917741.en. Downloaded on 9 March 2021.
Orlov N.L. & Darevsky I.S. (1999). Description of a new mainland species of Goniurosaurus genus, from the northeastern Vietnam. Russian Journal of Herpetology, 6: 72-78.
Smith M.A. (1935). The fauna of British India, including Ceylon and Burma. Reptilia and Amphibia. Volume 2-Sauria. Taylor and Francis, London, xiii + 440 pp + 1 pl.
Zhu X.Y., Shen C.Z., Liu Y.F., Chen L., Li Z. & He Z.Q. (2020). A new species of Goniurosaurus from Hainan Island, China based on molecular and morphological data (Squamata: Sauria: Eublepharidae). Zootaxa, 4772(2): 349-360.