Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Cao Bằng (phía đông nam của thành phố Cao Bằng, có thể thuộc địa bàn các huyện Thạch An, Quảng Uyên và Phục Hòa).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
150
Độ cao ghi nhận cao nhất
500
Thế giới
Trung Quốc (Quảng Tây) (Chen et al. 2014).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii,v)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận ở khu vực núi đá vôi ở tỉnh Cao Bằng; diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính khoảng 1.720 km2, số địa điểm ghi nhận ở Việt Nam là 1; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác đá và lâm sản, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp; các loài thạch sùng mí đều là đối tượng bị săn bắt, buôn bán để nuôi làm cảnh nên quần thể bị suy giảm, ước tính hơn 50% trong 10 năm qua (tiêu chuẩn B1ab(iii,v)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Các chuyến khảo sát gần đây ở Cao Bằng chưa ghi nhận lại được loài này. Rất có thể đã bị suy giảm đến mức cạn kiệt.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các hang hốc núi đá vôi trong rừng trên núi đá vôi.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng thường xanh trên núi đá vôi
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt và buôn bán làm cảnh do có màu sắc đẹp, có thể bị buôn bán lẫn với các loài thuộc nhóm Goniurosaurus luii. Tuy nhiên chưa rõ về quy mô.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài đã bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do khai thác lâm sản, khai thác đá, làm đường, xâm lấn đất rừng. Hiện vẫn chịu tác động của khai thác đá, lâm sản và xâm lấn đất rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Các loài thạch sùng mí có tên trong Phụ lục II CITES và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác đá và lâm sản, xâm lấn đất rừng. Kiểm soát việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
Chen T.B., Meng Y.J., Jiang K., Li P.P., Wen B.H., Lu W., Lazell J. & Hou M. (2014). New record of the leopard gecko Goniurosaurus araneus (Squamata: Eublepharidae) for China and habitat portioning between geographically and phylogenetically close leopard geckos. IRCF Reptiles & Amphibians, 21(1): 16-27.
Grismer L.L., Viets B.E. & Boyle L.J. (1999). Two new continental species of Goniurosaurus (Squamata: Eublepharidae) with a phylogeny and evolutionary classification of the genus. Journal of Herpetology, 33(3): 382-393.
Ngo H.N., Nguyen H.Q., Tran H.M., Ngo H.T., Le M.D., Gewiss L.R., van Schingen-Khan M., Nguyen T.Q. & Ziegler, T. (2021). A morphological and molecular review of the genus Goniurosaurus, including an identification key. European Journal of Taxonomy, 751: 38-67.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Nguyen T.Q. (2011). Systematics, ecology, and conservation of the lizard fauna in northeastern Vietnam, with special focus on the genera Pseudocalotes (Agamidae), Goniurosaurus (Eublepharidae), Sphenomorphus and Tropidophorus (Scincidae) from this country. Ph.D Dissertation, University of Bonn, 229 pp.
Nguyen T.Q., Grismer L. & Yang J. (2021). Goniurosaurus araneus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T18917624A18917668. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T18917624A18917668.en. Downloaded on 9 June 2021.