Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Ghi nhận ở hầu hết các khu vực rừng tự nhiên trên cả nước từ Lào Cai vào đến đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
800
Thế giới
Nam Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan .
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Rồng đất thường sống ở khu vực rừng thường xanh, mặc dù có vùng phân bố rộng nhưng sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng; loài này thường xuyên bị săn bắt làm thực phẩm và nuôi làm cảnh; quần thể trong tự nhiên ước tính bị suy giảm khoảng trên 30% trong vòng 20 năm trở lại đây (3 thế hệ), các nhân tố tác động hiện vẫn tồn tại (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Nguyen et al. (2018) ước tính có khoảng 232 đến 250 cá thể ở 14 tuyến khảo sát ở tỉnh Thừa Thiên Huế với mật độ khoảng 1,98-2,64 cá thể/100 m dọc theo tuyến suối khảo sát. Ở một số tuyến khảo sát, số lượng cá thể suy giảm rõ rệt qua 2 đợt khảo sát trong năm 2017. Gewiss et al. (2020) ghi nhận Rồng đất ở 7/15 suối khảo sát ở miền Bắc Việt Nam với số lượng cá thể bắt gặp là 24 trong năm 2014 và 42 vào năm 2015.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường gặp trên cây ven các suối nước chảy trong rừng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Loài này sống trong rừng thường xanh trên núi đá hoặc núi đất.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Ăn các loài côn trùng, nhện, giun đất (Nguyen et al. 2018).
Sử dụng và buôn bán
Sử dụng làm thực phẩm cho con người và nuôi làm cảnh. Rồng đất bị buôn bán ở các khu vực miền núi và thị trấn huyện làm thực phẩm, ở các thành phố lớn làm sinh vật cảnh. Ước tính có khoảng hơn 65 ngàn cá thể được nhập khẩu vào Châu Âu trong giai đoạn 2010-2018 trong đó có phần lớn từ Việt Nam (khoảng 55 ngàn cá thể), khoảng 504 ngàn cá thể được nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010-2017 (Gewiss et al. 2020).
Mối đe dọa
Loài này thường xuyên bị săn bắt để làm thực phẩm và nuôi làm cảnh (cả con trưởng thành và con non), đôi khi bắt gặp ngâm rượu, ước tính sự suy giảm số lượng cá thể trong tự nhiên khoảng hơn 30% trong khoảng 20 năm qua. Sinh cảnh sống của loài đã bị chia cắt và suy thoái do làm đường, khai thác khoáng sản, khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng. Hiện vẫn chịu tác động của việc khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Loài này có tên trong Phụ lục II CITES.
Đề xuất
Kiểm soát việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng. Nhân nuôi sinh sản phục vụ nhu cầu của con người nhằm giảm thiểu săn bắt từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Gewiss L., Ngo H.N., van Schingen-Khan M., Bernardes M., Rauhaus A., Pham C.T., Nguyen T.Q. & Ziegler T. (2020). Population assessment of and impacts of trade on the Asian Water Dragon (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) in Vietnam. Global Ecology and Conservation, 23(2020): e01193.
Nguyen H.V., Ngo B.V., Ngo C.D. & Nguyen T.Q. (2018). Diet of the Indochinese Water Dragon Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 (Squamata: Agamidae) from Thua Thien Hue Province, Vietnam. Russian Journal of Herpetology, 25(3): 189-194.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Nguyen T.Q. (2011). Systematics, ecology, and conservation of the lizard fauna in northeastern Vietnam, with special focus on the genera Pseudocalotes (Agamidae), Goniurosaurus (Eublepharidae), Sphenomorphus and Tropidophorus (Scincidae) from this country. Ph.D Dissertation, University of Bonn, 229 pp.
Nguyen T.Q., Ngo H.N., Pham C.T., Nguyen H.V., Ngo C.D., van Schingen M. & Ziegler T. (2018). First population assessment of the Asian Water Dragon (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) in Thua Thien Hue Province, Vietnam. Nature Conservation, 26: 1-14.
Smith M.A. (1935). The fauna of British India, including Ceylon and Burma. Reptilia and Amphibia, Vol. 2-Sauria. Taylor and Francis, London, 440 pp.
Stuart B., Sumontha M., Cota M., Panitvong N., Nguyen T.Q., Chan-ard T., Neang T., Rao D.-Q. & Yang J. (2019). Physignathus cocincinus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T104677699A104677832. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-2.RLTS.T104677699A104677832.en. Downloaded on 6 June 2021.