Phân loại
Tên khoa học
Loài này trước đây được coi là một phân loài của Leiolepis reevesii (Hartmann et al. 2012).
Phân bố
Việt nam
Phân bố ở vùng ven biển và rừng trên núi đất thấp ở miền Trung cho tới đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Lào, Thái Lan, Campuchia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
NT
Tiêu chuẩn đánh giá
A2d
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Hiện mới chỉ ghi nhận ở 2 địa điểm thuộc các tỉnh Gia Lai và Kiên Giang nhưng vùng phân bố có thể rộng hơn ở các tỉnh Tây Nguyên và ven biển Nam Bộ. Nhông cát sọc đỏ thường sống ở bãi cát ven biển hoặc trong rừng thường xanh, khá hiếm gặp, sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản và khai thác lâm sản; loài này thường bị săn bắt làm thực phẩm, quần thể trong tự nhiên ước tính bị suy giảm gần 30% trong vòng 20 năm trở lại đây, các nhân tố tác động vẫn đang tiếp diễn. (tiêu chuẩn A2d).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này thường đào hang ở các bãi cát ven biển hoặc trong rừng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Loài này sống ở các bãi cát ven biển và bãi đất trong rừng thường xanh.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt và sử dụng làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Quần thể của loài suy giảm do bị săn bắt để làm thực phẩm. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản, khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong VQG Phú Quốc nên được bảo vệ.
Đề xuất
Kiểm soát việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực của các hoạt động khai thác lâm sản và phát triển du lịch. Nhân nuôi sinh sản phục vụ nhu cầu của con người nhằm giảm thiểu săn bắt từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Cota M., Neang T., Phimmachak S., Nguyen S.N. & Nguyen T.Q. (2018). Leiolepis rubritaeniata. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T99931452A99931457. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T99931452A99931457.en. Downloaded on 6 September 2021.
Hartmann T., Sothanin S., Handschuh M. & Böhme W. (2012). The taxonomic status of the Red-banded Butterfly Lizard, Leiolepis rubritaeniata Mertens, 1961, with distributional and natural history notes. Russian Journal of Herpetology, 19(2): 108-114.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Taylor E.H. (1963). The lizards of Thailand. The University of Kansas Science Bulletin, Lawrence, 44(14): 687-1077.