Phân loại
Tên khoa học
Phân loài Leiolepis reevesii rubritaeniata phân bố ở miền Nam Việt Nam (có thể từ Đà Nẵng vào đến Phú Quốc) đã được nâng hạng lên bậc loài (Hartmann et al. 2012).
Phân bố
Việt nam
Nguyen et al. (2009) ghi nhận phân bố của loài dọc theo ven biển từ Thanh Hóa vào đến đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Tuy nhiên, phân loài Leiolepis reevesii rubritaeniata phân bố ở miền Nam Việt Nam (từ Đà Nẵng vào đến Phú Quốc) được nâng hạng lên bậc loài (Hartmann et al. 2012). Như vậy, phân bố của loài này có thể chỉ giới hạn ở khu vực Bắc Trung bộ (giới hạn phía Nam đến đèo Hải Vân).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
300
Thế giới
Nam Trung Quốc. Ghi nhận trước đây ở Lào, Campuchia, Thái Lan được định loại là loài Leiolepis rubritaeniata.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
NT
Tiêu chuẩn đánh giá
A2d; B1a,b(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này thường bị săn bắt làm thực phẩm; quần thể trong tự nhiên ước tính bị suy giảm gần 30% trong vòng 20 năm qua, các nhân tố tác động vẫn đang tiếp diễn (tiêu chuẩn A2d); nhông cát ri-vơ thường sống ở khu vực bãi cát ven biển, mặc dù có vùng phân bố rộng nhưng khá hiếm gặp, diện tích phạm vi phân bố (EOO) ở Việt Nam (từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế) ước tính khoảng 21.000 km2, sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản và khai thác khoáng sản (tiêu chuẩn B1a,b(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Bãi cát ven biển.
Dạng sinh cảnh phân bố
Loài này sống ở các bãi cát ven biển
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Sử dụng làm thực phẩm, đôi khi bị buôn bán làm sinh vật cảnh.
Mối đe dọa
Loài này thường bị săn bắt để làm thực phẩm, ước tính sự suy giảm số lượng cá thể trong tự nhiên khoảng gần 30% trong vòng 20 năm qua. Sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái tác động của du lịch và nuôi trồng thủy sản, một số vùng chịu ảnh hưởng của khai thác khoáng sản như mangan ở vùng ven biển.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Không.
Đề xuất
Kiểm soát việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác khoáng sản và phát triển du lịch không bền vững. Nhân nuôi sinh sản phục vụ nhu cầu của con người nhằm giảm thiểu săn bắt từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Golynsky E., Milto K., Nguyen S.N., Nguyen T.Q., Ji X. & Wang L. (2021). Leiolepis reevesii. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T99931434A99931446. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T99931434A99931446.en. Downloaded on 7 May 2021.
Hartmann T., Sothanin S., Handschuh M. & Böhme W. (2012). The taxonomic status of the Red-banded Butterfly Lizard, Leiolepis rubritaeniata Mertens, 1961, with distributional and natural history notes. Russian Journal of Herpetology, 19(2): 108-114.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Smith M.A. (1935). The fauna of British India, including Ceylon and Burma. Reptilia and Amphibia, Vol. 2-Sauria. Taylor and Francis, London, 440 pp.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm