Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Từ vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) vào đến Cần Thơ, Kiên Giang (đảo Phú Quốc).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei Darussalam, Philippines, Palau, Papua New Guinea, Úc, Solomon Islands, Micronesia, Vanuatu.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EW
Tiêu chuẩn đánh giá
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này đã từng ghi nhận ở khu vực cửa sông Cần Giờ, vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc, miền Nam Việt Nam, ghi nhận gần đây nhất là ở đảo Phú Quốc vào năm 1994 nhưng không có minh chứng mẫu vật (Ho 1994). Từ đó đến nay không được ghi nhận lại trong tự nhiên. Ziegler et al. (2019) ghi nhận xương sọ cá sấu ở Cần Thơ và ước tính cá thể này đã chết cách nay khoảng 100 năm. Loài này đã bị săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm và kỹ nghệ da.
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Không rõ
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cửa sông, đầm lầy ngập mặn
Dạng sinh cảnh phân bố
Vùng ven biển, các đảo, cửa sông, đầm lầy ngập mặn.
Đặc điểm sinh sản
Đẻ khoảng 40-60 trứng/lần ở ven sông.
Thức ăn
Các loại cá, ếch nhái, thú nhỏ, chim, các loài bò sát
Sử dụng và buôn bán
Trước đây bị săn bắt làm thực phẩm, kỹ nghệ da, nuôi làm cảnh và buôn bán cả ở trong và ngoài nước
Mối đe dọa
Loài này đã săn bắt cạn kiệt phục vụ mục đích làm thực phẩm, kỹ nghệ da; sinh cảnh sống và bãi đẻ của loài bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do tác động của các hoạt động du lịch, sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm nguồn nước.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố trước đây của loài có một phần nằm trong hai VQG Côn Đảo và Phú Quốc. Loài này có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh tiềm năng của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài để đón các cá thể di cư. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài. Có thể nhân nuôi sinh sản để phục hồi quần thể.
Tài liệu tham khảo
Ho C.T. (1994). Status and conservation of crocodiles in Vietnam. In: Crocodiles. The 12th Working Meeting of the IUCN-SSC Crocodile Specialist Group: pp. 28-34. IUCN, Gland, Switzerland.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Smith M.A. (1931). The Fauna of British India including Ceylon and Burma. Reptilia and Amphibian, Vol. 1-Loricata, Testudines. Taylor and Francis, London, 185 pp.
Webb G.J.W., Manolis C., Brien M.L., Balaguera-Reina S.A. & Isberg S. (2021). Crocodylus porosus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T5668A3047556. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T5668A3047556.en. Downloaded on 19 May 2021.
Ziegler T., Nguyen T.T., Nguyen M.T., Manalo R., Diesmos A. & Manolis C. (2019). A giant crocodile skull from Can Tho, named “Dau Sau”, represents the largest known Saltwater Crocodile (Crocodylus porosus) ever reported from Vietnam. Tap chi Sinh hoc, 41(4): 25-30