Holothuria scabra

Hải sâm cát

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Ven bờ miền Trung (Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận) và các một số hải đảo như Côn Đảo, Phú Quốc.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-25m

Độ cao ghi nhận cao nhất

-2m

Thế giới

Phân bố rộng ở vùng Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Bản đồ (hình ảnh)

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố ở vùng ven biển Miền Trung trở vào phía Nam. Loài này bị khai thác mạnh để làm thực phẩm trong nước và xuất khẩu. Môi trường sống bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường biển, phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, khai thác thủy sản không bên vững. Một số tiểu quần thể không còn ghi nhận ở khu vực phân bố trước đây. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Trước năm 1990, là loài tương đối thường gặp ở vùng ven biển Miền Trung và các hải đảo. Từ sau năm 1990, do tăng cường khai thác để làm thực phẩm trong nước và xuất khẩu nên số lượng giảm rõ rệt, ước tính giảm trên 50%; đến nay đã bị cạn kiệt và rất khó tìm gặp. Loài này cũng được ghi nhận là đã biến mất khỏi một số khu vực phân bố của nó. Diện tích phân bố của loài này trước năm 1990 ước tính tới 7000 km2. Hiện nay do khai thác mạnh cộng với môi trường sống bị lấn chiếm và ô nhiễm do xây dựng các công trình ven biển, nên diện tích bị thu hẹp còn không quá 2000 km2; số lượng còn rất ít.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này phân bố chủ yếu ở trong các khu vực nước tĩnh lặng, phía sau các rạn san hô hoặc trong các vũng, vịnh, cửa sông, đặc biệt là thảm cỏ biển gần với rừng ngập mặn ven bờ có bờ che chắn, tuy nhiên đôi khi cũng bắt gặp phân bố dọc theo bãi đá ngầm bên trong và đầm phá. Loài này ưa sống ở nơi có nền đáy cát bùn hoặc bùn (Skewes et al. 2004). Ở Việt Nam, ghi nhận ở độ sâu 2-25 m (Choo, 2008). Con non thường sống ở trong thảm cỏ biển nông.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Ở Đông Nam Á, loài này sinh sản từ tháng 5 đến tháng 11 (Choo 2008). Ấu trùng sống trôi nổi, cá thể có chiều dài dưới 10 mm sống trên thảm cỏ biển (epibiontic), con non và con trưởng thành sống trong giá thể (endobiontic). Con non phát triển nhanh, trưởng thành sau 1 năm khi trọng lượng đạt khoảng 120-180 g (Conand 1989, Purcell 2010).

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Thịt (lớp bì) được dùng làm thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, có giá trị dinh dưỡng cao.

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác quá mức làm thực phẩm và xuất khẩu. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường biển, các hoạt động phát triển kinh tế ven biển bao gồm nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, khai thác san hô, suy thoái thảm cỏ biển.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Giảm cường độ khai thác, giới hạn kích thước (cấm khai thác con non), không khai thác vào mùa sinh sản. Hạn chế tác động đến sinh cảnh sống của loài trong vùng phân bố. Tiến hành nhân nuôi sinh sản để giảm thiểu khai thác từ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Choo P.S. (2008). Population status, fisheries and trade of sea cucumbers in Asia. Pp. 81-118. In: Toral-Granda M.V., Lovatelli A., Vasconcellos M. (ed.), Sea cucumbers. A global review on fisheries and trade. FAO, Rome.
Conand C. (2008). Population status, fisheries and trade of sea cucumbers in Africa and the Indian Ocean. Pp. 143-193. In: Toral-Granada M.V., Lovatelli A., Vasconcellos M. (ed.), Sea cucumbers. A global review on fisheries and trade. FAO, Rome.
Conand C. (1998). Holothurians (sea cucumbers, Class Holothuroidea). p. 1157-1190. In: K.E. Carpenter and V.H. Niem (eds), FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes, Rome.
Kinch J., Purcell S., Uthicke S. & Friedman K. (2008). Population status, fisheries and trade of sea cucumbers in the Western Central Pacific. Pp. 7-55. In: Toral-Granda V., Lovatelli A. & Vasconcellos M. (eds), Sea cucumbers. A global review of fisheries and trade. Fisheries and Aquaculture Technical Paper. FAO, Rome.
Purcell S.W. (2010). Managing sea-cucumber fisheries with an ecosystem approach. Pp. 1-157. In: Lovatelli A., Vasconcellos M. & Yimin Y. (ed.). FAO Fisheries and Aquaculture Techinical Paper. FAO, Rome.
Toral-Granda V.M. (2007). The Biological and Trade Status of Sea Cucumbers in the families Holothuriidae and Stichopodidae. Convention on International Trade in Endangerd Species of Wild Fauna and Flora: 33. The Hague, Netherlands.

Dữ liệu bên ngoài